Thủy sản Hà Tĩnh vượt “giông bão”

(Baohatinh.vn) - “Bão“dịch, “bão” giá nhiên liệu… nhưng ngư dân Hà Tĩnh vẫn linh hoạt ra khơi, kiên trì bám biển, bám ao hồ để đóng góp 1.709 tỷ đồng giá trị sản xuất cho ngành NN&PTNT trong năm 2021.

Thủy sản Hà Tĩnh vượt “giông bão”

Những ngày cuối năm Tân Sửu, bến Cồn Gò (Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) tấp nập mua bán nhờ những chuyến tàu trở về mang theo nhiều sản vật của biển.

Những ngày thời tiết thuận lợi, từng con tàu đánh bắt hải sản lại nối đuôi nhau cập bến Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên). Không khí tấp nập trên bến, dưới thuyền như xua tan những ngày lênh đênh giữa biển cả. Trên gương mặt dạn dày sương gió của bà con ngư dân ánh lên niềm vui khi đón “lộc biển”.

Ngư dân Lê Xuân Tiến (58 tuổi, ở thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) cùng 7 thuyền viên vừa phấn khởi trở về trên con tàu có công suất 115 CV cho hay: “Sau 1 ngày vươn khơi hơn 3 hải lý, tàu chúng tôi đánh bắt được gần 1 tấn hải sản, trong đó, nhiều loại có giá trị, bán được giá cao”.

Thủy sản Hà Tĩnh vượt “giông bão”

Nhờ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân đã gặp được nhiều luồng cá, mực có giá trị cao.

Ông Tiến chia sẻ: “Biết bao khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng tôi luôn động viên các thuyền viên kiên trì bám biển. Hễ trời yên, biển lặng, chúng tôi lại dong thuyền, nhổ neo. Trời không phụ công người, trong năm 2021, tàu của chúng tôi đánh bắt được hơn 100 tấn cá đù, cá cơm, cá trích, cá nục…, đặc biệt có 2 lần “trúng đậm” cá vàng dương, thu về gần 1,2 tỷ đồng”.

Chung vui với bà con ngư dân tại bến cá Cồn Gò, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Cẩm Nhượng cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thị trường tiêu thụ hải sản bị gián đoạn, giá bán hải sản có thời điểm sụt giảm đến 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, khi thời tiết thuận lợi, 255 tàu thuyền đánh cá của nghiệp đoàn luôn coi biển là nhà vẫn quyết tâm bám biển, mưu sinh. Hơn 1.500 tấn hải sản vào bờ đã mang về cho ngư dân hàng chục tỷ đồng.

Thủy sản Hà Tĩnh vượt “giông bão”

Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn nhưng bù lại biển cả đã cho thu lợi nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng cao thu nhập cho bà con. Trong ảnh: Ngư dân Cẩm Nhượng trúng mẻ cá vàng dương (chụp trước thời điểm 29/4/2021).

Xuân mới đang về trên các bến cảng Cửa Sót, Xuân Hội và vùng bãi ngang ven biển các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh… “Vượt qua khó khăn, bà con ngư dân xã Xuân Liên (Nghi Xuân) luôn đoàn kết, gắn bó, chia sẻ ngư trường để cùng nhau đưa tàu thuyền đến khai thác… Bởi vậy, sau những chuyến đi biển, tàu nào tàu nấy đều đầy khoang, mỗi thuyền viên ít nhiều thu nhập từ 500 - 800 nghìn đồng mỗi ngày”, ông Nguyễn Văn Bê - Tổ trưởng Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ số 3 xã Xuân Liên - Cổ Đạm (Nghi Xuân) chia sẻ.

Những ngày cuối năm Tân Sửu, nếu như ngoài khơi biển tràn đầy tôm cá thì trong đồng, các ao hồ nuôi trồng thủy sản cũng cho nhiều mẻ tôm thắng lợi. Bên ấm trà nóng ngày áp tết, những hộ dân nuôi tôm công nghệ cao trên cát của HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành (xã Xuân Phổ, Nghi Xuân) lại rôm rả kể cho chúng tôi nghe về chuyện vượt khó của nghề nuôi tôm trong năm qua.

Anh Hồ Quang Dũng - Giám đốc kỹ thuật HTX chia sẻ: Nuôi tôm gặp khó về đầu vào lẫn đầu ra, đặc biệt có thời điểm giá tôm giảm hơn 20% vẫn không có thương lái thu mua. Nhiều nông dân phải chấp nhận thu hoạch non và không dám thả nuôi vụ mới, nhất là những thời điểm phải thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp.

Thủy sản Hà Tĩnh vượt “giông bão”

Không chỉ đánh bắt, các ao hồ nuôi trồng thủy sản cũng cho nhiều kết quả thắng lợi.

“HTX chúng tôi cũng chỉ thả nuôi 2/3 vụ, giảm gần 50% diện tích ao nuôi nhưng lựa chọn con giống tốt nhất, thả với mật độ thưa để đảm bảo “ăn chắc”. Nhờ hạn chế được dịch bệnh, 9 ao nuôi cho sản lượng hơn 100 tấn tôm thương phẩm, thu về hơn 70 tỷ đồng, lãi hơn 30 tỷ đồng. Sức tiêu thụ giảm nhưng HTX vẫn khâu nối với nhiều cơ sở thu mua tại các tỉnh: Quảng Trị, Đà Nẵng, Nghệ An… nên thị trường đầu ra vẫn ổn định” - anh Dũng cho hay.

Tại các vùng nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm VietGAP ở các huyện: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Lộc Hà..., người nông dân đã nỗ lực đầu tư, thu về tiền tỷ. “Tôi đang đầu tư nuôi tôm vụ đông. Đây là vụ khó nuôi nhưng bù lại sẽ bán được giá cao. Hiện nay, 7 ao nuôi của gia đình ước đạt sản lượng 14 tấn, dự kiến sẽ xuất bán vào dịp tết Nguyên đán” - ông Nguyễn Hữu An (thôn Bắc Hòa, xã Yên Hòa, Cẩm Xuyên) cho biết.

Thủy sản Hà Tĩnh vượt “giông bão”

Mô hình nuôi tôm công nghệ lọc tuần hoàn đầu tiên ở Hà Tĩnh của Công ty CP D&N Group (Cẩm Xuyên có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, ở giai đoạn 1.

Nhìn lại một năm đầy gian khó của ngành thủy sản, ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh chia sẻ, năm qua, dẫu gặp nhiều khó khăn nhưng bức tranh toàn cảnh về sản xuất thủy sản ở Hà Tĩnh vẫn được duy trì ổn định, tổng sản lượng ước đạt trên 54.410 tấn (đạt 105,6% kế hoạch, bằng 98,1% sản lượng năm 2020).

Về nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích thả nuôi cả năm đạt 7.369,2 ha, riêng nuôi nước mặn, lợ trên 2.746 ha, trong đó, tôm chiếm trên 80,1% diện tích; năng suất nuôi trồng bình quân cả năm ước đạt 2,14 tấn/ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 15.782 tấn (đạt 103,8% kế hoạch, bằng 98,8% so với cùng kỳ). Về khai thác thủy sản, sản lượng khai thác ước đạt 38.628 tấn (đạt 106% kế hoạch, bằng 97,8% so với năm 2020), trong đó: khai thác biển trên 33.788 tấn, nội địa hơn 4.840 tấn...

Công tác quản lý hoạt động các cảng cá, kiểm soát tàu cá được bảo đảm chặt chẽ, gắn với ban hành kế hoạch và tập trung cao thực hiện các giải pháp khắc phục thẻ vàng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Có được kết quả đó, ngoài việc sát cánh hỗ trợ của chính quyền các cấp và ngành chuyên môn là sự nỗ lực rất lớn của bà con ngư dân. Những kết quả đạt được trong năm 2021 về khai thác thủy sản đã tạo đà để ngành thủy sản phấn đấu hoàn thành mục tiêu 1.785 tỷ đồng giá trị sản xuất năm 2022

Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.