Lão nông Hà Tĩnh dùng đậu tương bón cho cam, thăm vườn bằng xe bán tải

(Baohatinh.vn) - Với nhiều sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp, ông Phạm Quang Hùng (xã Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh) đã từng được vinh danh là nông dân Việt Nam xuất sắc (năm 2018). Thời gian gần đây, ông Hùng còn nổi danh với phương pháp canh tác lạ mà hiệu quả cao.

Lão nông Hà Tĩnh dùng đậu tương bón cho cam, thăm vườn bằng xe bán tải

Nhờ bón đậu tương, cam của ông Hùng cho quả đẹp, ngọt và thơm.

Dáng người cao, nước da rám nắng và giọng nói đầy hào sảng là cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc với ông. Để thăm vườn cam, ông Hùng mời chúng tôi cùng Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Thủy lên chiếc xe ô tô bán tải.

Thấy khách còn thắc mắc, ông giải thích: “Trang trại cam, bưởi tôi rộng hơn 16 ha, nếu đi bộ thì đến tối chắc cũng chưa hết được”.

Lão nông Hà Tĩnh dùng đậu tương bón cho cam, thăm vườn bằng xe bán tải

Đến hiện tại, diện tích cây ăn quả của ông Hùng lên đến 16 ha.

Hơn 15 năm trước, ông Hùng về xã Hương Thủy nhận đất rừng, khai hoang làm trang trại. Đến nay, hàng chục ha cam, bưởi với khoảng 7.000 gốc đang phát triển xanh tốt. Năm 2016, qua tìm hiểu, ông Hùng biết đến phương pháp bón đậu tương cho cam để cây tốt và quả ngọt hơn. Tuy nhiên, phải đến năm 2018, khi hoàn thành hệ thống tưới tiêu thì trang trại mới áp dụng đại trà.

Lão nông Hà Tĩnh dùng đậu tương bón cho cam, thăm vườn bằng xe bán tải

Ông Hùng dẫn chúng tôi thăm vườn bằng xe ô tô bán tải

Ông cho biết, đậu tương ở đây không phải là bã đậu mà là đậu nguyên hạt. Riêng năm nay, ông mua về hơn 10 tấn đậu (chủ yếu là đậu tương và một số loại đậu khác), xay thành bột để bón cho cây trồng, thay thế hoàn toàn các loại phân bón khác.

Ông Hùng khẳng định: Đây được coi là đạm thực vật, không có loại phân bón nào tốt bằng đậu tương. Kết quả không chỉ nâng cao chất lượng quả, cam ngọt và thơm hơn mà cây còn phát triển ổn định, ít bị sâu bệnh.

Lão nông Hà Tĩnh dùng đậu tương bón cho cam, thăm vườn bằng xe bán tải

Để có thể áp dụng mô hình bón đậu tương cho cây cam, ông phải đầu tư hệ thống tưới gần 2 tỷ đồng.

Nói là vậy, song để có thể nuôi cam bằng đậu tương là cả quá trình gian khổ, kiên trì. “Trước tiên, để áp dụng, trang trại phải có hệ thống tưới, và tôi phải đầu tư gần 2 tỷ đồng, tự tay lắp đặt hàng km ống dẫn nước đến từng gốc cam.

Đậu là chất tinh bột, nếu đơn giản là bón lên gốc thì kiến và các loại côn trùng khác sẽ ăn hết. Bởi vậy, tôi cho đào rãnh quanh gốc cam với độ sâu khoảng 20 cm, rắc đậu tương và dùng hệ thống tưới dạng phun mưa liên tục ít nhất 3 ngày để đậu rữa, ngấm vào đất” - ông Hùng chia sẻ bí quyết.

Lão nông Hà Tĩnh dùng đậu tương bón cho cam, thăm vườn bằng xe bán tải

Năm 2019, ông đã mua hơn 10 tấn đậu tương để làm phân bón.

“Theo tìm hiểu của tôi, đậu tương chứa một hệ vi sinh vật có lợi rất phong phú, cho nên ngoài công dụng cung cấp nguồn dinh dưỡng toàn diện thì nó còn có vai trò như một chất dẫn, chất xúc tác, hỗ trợ, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây.

Ngoài ra, vì là phân bón hữu cơ nên đậu tương hoàn toàn không ảnh hưởng đến đất, thậm chí còn bảo vệ độ phì và hệ đệm sinh học của đất, từ đó giúp cải tạo đất, bảo vệ đất không bị biến tính và giảm chất lượng sau mỗi mùa vụ khai thác” - ông Hùng phân tích thêm.

Lão nông Hà Tĩnh dùng đậu tương bón cho cam, thăm vườn bằng xe bán tải

Vòi tưới phun mưa sẽ giúp đậu tương ngấm xuống đất, tránh tình trạng bị kiến và côn trùng ăn mất.

Kết quả của cách chăm sóc “lạ”, năm 2018, trang trại của ông Hùng thu hái gần 50 tấn cam chanh, 30 tấn cam bù. Với giá bán trung bình đối với cam bù là 60 – 70 nghìn đồng/kg, cam chanh là 50 nghìn đồng/kg, mỗi năm, tính riêng từ cây cam, doanh thu của trang trại đạt khoảng 5 - 6 tỷ đồng. Đặc biệt, với cách chăm bón này, sản lượng cam dự báo có thể tăng lên gấp đôi sau khoảng 2 năm tới.

Ông Đỗ Công Anh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Thủy cho biết: Ông Hùng là một nông dân sáng tạo và quyết đoán, nghĩ là làm nên mô hình trang trại của ông đạt hiệu quả kinh tế rất lớn. Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, ông còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương và trở thành tấm gương sáng để bà con noi theo. Nhiều năm liền, ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.