Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

(Baohatinh.vn) - Vụ đông năm 2023, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đặt kế hoạch sản xuất gần 473 ha đất trồng rau, màu. Đến nay, địa phương đã thực hiện được khoảng 80% diện tích và đang gấp rút hoàn thành trong thời gian tới.

Những ngày sau mưa lớn, ông Nguyễn Văn Khoản ở tổ dân phố Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà) khẩn trương ra xứ Đồng Eo vun lại 3 sào khoai lang ruột vàng (khoai lang Nhật Bản) mới trồng 10 ngày đã bị mưa trôi sạt luống. Ông Khoản cũng tăng cường độ lao động để kịp có đất tầng mặt tươi xốp, phục vụ cho việc xuống giống 1 – 2 lứa cải mầm xen canh với khoai nhằm kiếm thêm thu nhập hằng ngày. Người nông dân này cũng dự tính, làm xong rau cải mầm thì trồng xen ngô với khoai (khoảng 1 tháng nữa) để có thêm nguồn thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm.

Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

Ông Nguyễn Văn Khoản vun lại các luống khoai bị sạt do mưa lớn để tiếp tục xuống giống cải mầm xen canh.

Ông Nguyễn Văn Khoản nhẩm tính: “Mỗi sào khoai lang xen canh với rau và ngô chi phí sản xuất khoảng 5 triệu đồng, bao gồm cả công cày, bừa, phân bón, giống... Nếu thuận lợi, sau khoảng 4 tháng sẽ cho thu hoạch 6 - 7 tạ củ, có trị giá khoảng 8,5 triệu đồng; cộng thêm cả tiền rau mầm và ngô thì cho tổng thu hoạch gần 10 triệu đồng, lãi gần 5 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thêm ngọn khoai, ngô bắp, lá ngô... phục vụ chăn nuôi gia súc trong giai đoạn thức ăn khan hiếm”.

Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

Nông dân thị trấn Lộc Hà chăm sóc khoai vụ đông.

Ông Nguyễn Văn Tình - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lộc Hà cho biết: “Vụ đông năm nay, thị trấn sản xuất hơn 54 ha hoa màu, trong đó có 30 ha rau các loại (phấn đấunăng suất đạt 58 tạ/ha), 21 ha khoai lang (phấn đấu năng suất đạt 55 tạ/ha), hơn 3 ha ngô (phấn đấu năng suất đạt 20 tạ/ha). Hiện nay, bà con đang tập trung khắc phục khó khăn để xuống giống (đã đạt khoảng 76% diện tích) và sẽ cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra trong thời gian sớm nhất”.

Cùng với thị trấn, bà con nông dân ở các địa phương trong toàn huyện cũng đang khắc phục khó khăn, sớm phủ kín diện tích cây trồng vụ đông theo lịch thời vụ. Chủ tịch Hội Nông dân xã Thịnh Lộc Nguyễn Văn Thành cho biết: “Vụ này, toàn xã phấn đấu hoàn thành 170 ha cây trồng các loại, trong đó khoai lang 85 ha, rau 80 ha và ngô 5 ha. Nhờ tập trung chỉ đạo, bà con nông dân chủ động và tích cực sản xuất nên đến thời điểm này, khoai lang đã hoàn thành 100% kế hoạch và khoảng 80% diện tích các loại rau, quả. Hiện nay, ngoài nỗ lực phủ kín diện tích rau, chuẩn bị xuống giống ngô thì bà con đang tập trung chăm sóc, cào lại luống, vùn gốc, bảo vệ cây trồng trước mưa bão và sâu bệnh để hướng tới một vụ mùa thắng lợi”.

Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

Các nhà màng ở Lộc Hà trồng dưa chuột thay thế cho dưa lưới trong vụ đông.

Vụ đông năm 2023, huyện Lộc Hà sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thành cao nhất về diện tích, năng suất, sản lượng với phương châm đa dạng sản phẩm, linh hoạt thời vụ, an toàn, hiệu quả cao để góp phần gia tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Các địa phương phấn đấu phủ kín 473 ha đất màu, mang về tổng sản lượng khoảng 3.200 tấn sản phẩm; trong đó: các loại rau 211 ha (phấn đấu năng suất đạt gần 65 tạ/ha), khoai lang 241,5ha (phấn đấu năng suất đạt gần 75 tạ/ha), ngô 20 ha (phấn đấu năng suất đạt 27 tạ/ha). Những địa phương có nhiều đất màu, lợi thế sản xuất, diện tích lớn là: Thịnh Lộc, thị trấn Lộc Hà, Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ...

Bà Phan Thị Hương – cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: Để đảm bảo vụ đông thắng lợi, ngành chuyên môn cùng các địa phương tổ chức sản xuất theo hướng làm cả ruộng lẫn vườn, nhất là trong nhà màng để tăng diện tích. Giải pháp sản xuất chủ yếu dựa trên khung thời vụ, đặc trưng các loại giống, điều kiện cụ thể của từng vùng và diễn biến mưa lũ để có kế hoạch gieo trồng sát thực tế nhằm giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo năng suất cao. Ngoài ra, các cấp, các ngành cũng sẽ tăng cường công tác bảo vệ thực vật, quản lý vật tư nông nghiệp, thực hiện các biện pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai...

Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

Người dân Phù Lưu thu hoạch rau cải mầm trong vườn hộ.

“Trong quá trình sản xuất, các cấp, ngành cũng khuyến khích bà con làm khoai lang Chiêm Bông, Hoàng Long, KTB1... đảm bảo thời vụ, năng suất và phục vụ chăn nuôi. Cây ngô thì chủ yếu làm xen canh, bằng các giống HN88, HN68, LVN10... Đối với các loại rau thân lá (su hào, cải bắp, súp lơ, ngò, hẹ, cải...) ưu tiên làm ở các vùng chuyên canh, vườn hộ theo hướng đa vụ, gối vụ; các loại rau lấy củ (cà rốt, hành, kiệu...) khuyến khích trồng ở những vùng đất cao, vùng dễ thoát nước, có phủ rơm rạ trên luống; nhóm rau lấy quả (dưa chuột, cà chua, đậu, bí, bầu, ớt, cà...) ưu tiên các vùng chuyên canh, vườn hộ, nhà màng” - bà Phan Thị Hương thông tin thêm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.