Rời quân ngũ, bắt tay làm vườn mẫu cho thu nhập cao ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Về quê sau 25 năm phục vụ trong quân ngũ, anh Đậu Anh Sơn (48 tuổi, thôn Nam Viên, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bắt tay xây dựng mô hình kinh tế vườn. Sau bao năm vất vả gây dựng, đến nay, mỗi năm, vườn cây ăn quả của gia đình anh đã cho thu nhập hơn trăm triệu đồng.

Hành trình xây vườn mẫu

Sau 25 năm công tác tại Lữ đoàn Phòng không 234, Quân đoàn 3, tỉnh Gia Lai, năm 2015, anh Sơn nghỉ chế độ trở về quê. Nhìn mảnh vườn rộng 12.000m2 của gia đình trồng hoa màu hàng năm thu nhập thấp, anh Sơn đã trăn trở với mong muốn tăng gia sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất này. Đến năm 2016, khi xã phát động phong trào xây dựng vườn mẫu, anh Sơn liền tay đăng ký để phát triển kinh tế gia đình.

Rời quân ngũ, bắt tay làm vườn mẫu cho thu nhập cao ở Nghi Xuân

Mỗi gốc cây đều được anh Sơn chăm bón cẩn thận.

Với số tiền tích góp bao năm, sự hỗ trợ từ người thân, gia đình anh Sơn đã đầu tư 300 triệu đồng cải tạo vườn, mua cây giống, cùng với đó là xây dựng hệ thống tưới nước. “Mảnh vườn rộng mênh mông trước đây chỉ trồng những giống cây ngắn ngày cho thu nhập không đáng bao nhiêu. Vườn đất cát, lại có những chỗ trũng nên trồng cây gì cũng không hiệu quả. Để trồng được cây như hiện nay, phải đắp rất nhiều đất đỏ, đất thịt”, chị Nguyễn Thị Thao - vợ anh Sơn chia sẻ.

Rời quân ngũ, bắt tay làm vườn mẫu cho thu nhập cao ở Nghi Xuân

Mảnh vườn gia đình anh Sơn hiện có khoảng 500 gốc cây ăn quả các loại.

Anh Sơn kể mỗi gốc cây khi trồng xuống đều phải rất công phu, cẩn thận, nhất là làm đất. Đất đỏ trộn với vôi, phân ủ rồi mới đặt bầu cây giống vào. Nhớ lại những ngày đầu bắt tay vào làm, anh bảo khó khăn chồng chất vì kinh nghiệm chưa có, vốn bỏ ra nhiều nên cũng không tránh khỏi lo lắng.

Lấy công làm ra lãi lớn

Lấy công làm lãi, không ngại khó ngại khổ, vợ chồng anh tự đi vớt bèo, lấy cây lạc, cỏ khô về đắp gốc cây, vừa để chống khô đất mùa hè, vừa để làm phân mùa mưa. Ai cho phân chuồng, anh Sơn đều chở về tích trữ, đến mùa lại bón cho cây.

Sau 3 năm “ăn ngủ với vườn cây”, khu vườn nhà anh Sơn hiện có khoảng 500 gốc các loại cây ăn quả như ổi, mít, bưởi, táo, na, vải, nhãn…

Rời quân ngũ, bắt tay làm vườn mẫu cho thu nhập cao ở Nghi Xuân

Khu vườn sum suê cây trái, thành quả 3 năm công sức và bao tâm huyết của vợ chồng anh.

“Nhìn vậy mà công việc luôn tay luôn chân, bón phân, đắp gốc, làm cỏ, cắt tỉa cành, bọc quả… Để vườn cây “trụ” được trong mùa nắng nóng này, mỗi ngày đều phải dậy tưới cây từ 5h sáng. Còn mùa mưa mát thì cỏ mọc nhanh, phải làm cỏ liên tục” – anh Sơn nói thêm.

Giữa các luống cam, bưởi, mít..., anh Sơn trồng xen thêm các loại rau quả như: khoai lang, rau cải bắp, su hào, dưa hấu... tùy theo mùa, một phần giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình, một phần hạn chế cỏ dại mọc. Từ mô hình này, trung bình mỗi năm, gia đình anh Sơn thu nhập hơn trăm triệu đồng.

Rời quân ngũ, bắt tay làm vườn mẫu cho thu nhập cao ở Nghi Xuân

Chị Thao - vợ anh Sơn cho biết: Khoảng 3 tháng nữa, vụ cam năm nay sẽ cho thu hoạch.

Biết gia đình anh Sơn trồng được hoa quả, rau củ sạch, nhiều người dân tìm đến tận nhà mua. Chỉ một số loại quả vào mùa, thu hoạch cùng lúc khối lượng lớn, anh chị mới phải chở đi bán.

Để có được quy mô vườn thành hình, thành dạng, cho thu nhập ổn định như ngày hôm nay, vợ chồng anh Sơn đã bỏ biết bao mồ hôi, công sức cho từng gốc cây, tấc đất. Vườn cây ăn quả của gia đình anh Sơn được công nhận là vườn mẫu và đạt giải ba tại Cuộc thi Khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu của huyện Nghi Xuân năm 2017.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.