(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm 2023 đến nay, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đã huy động nguồn lực hỗ trợ thôn 2, xã Hà Linh (Hương Khê) xây dựng nông thôn mới với tổng trị giá hơn 130 triệu đồng.
Tỉnh đoàn Hà Tĩnh trao hỗ trợ thôn 2, xã Hà Linh vật liệu xây dựng trị giá 60 triệu đồng.
Thực hiện quyết định của UBND tỉnh về việc điều chỉnh tổ chức, đơn vị được giao và chấp thuận đỡ đầu, tài trợ các thôn, xã xây dựng NTM (NTM), Tỉnh đoàn Hà Tĩnh được giao đỡ đầu xây dựng NTM tại thôn 2, xã Hà Linh.
Để công tác đỡ đầu đạt hiệu quả, từ đầu năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chủ trì tổ chức các buổi làm việc với các đơn vị đỡ đầu, liên đoàn cán bộ thôn 2, lãnh đạo xã Hà Linh để rà soát, xây dựng nội dung, kế hoạch công việc cụ thể.
Vào cuộc cùng địa phương, từ đầu năm 2023 đến nay, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã huy động nguồn lực hỗ trợ thôn 2 với tổng trị giá hơn 130 triệu đồng, bao gồm: trao tặng 100 cây bóng mát; vật liệu gạch, đá, xi măng; trao tặng 50 túi quà an sinh; xây dựng 1 công trình đường điện thanh niên, 1 tuyến đường pano tuyên truyền; huy động hàng trăm lượt ĐVTN với hơn 300 ngày công hỗ trợ xây dựng NTM; chỉ đạo đội hình Tri thức trẻ tình nguyện cấp tỉnh ra quân hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật...
Từ đầu năm đến nay, Tỉnh đoàn - Hội LHTN tỉnh đã hỗ trợ thôn 2 hơn 130 triệu đồng xây dựng NTM.
Đến nay, thôn 2 đã đạt 6/10 tiêu chí xây dựng NTM gồm: quy hoạch; nhà văn hóa và khu thể thao thôn; hệ thống điện; văn hóa - giáo dục - y tế; hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội; chấp hành pháp luật, quy ước, hương ước và các quy định khác. Có 4/10 tiêu chí chưa đạt gồm: nhà ở và công trình phụ trợ; vườn hộ và công trình chăn nuôi; đường giao thông; môi trường và cảnh quan.
Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh cũng huy động hơn 40 triệu đồng thực hiện các công trình, phần việc hỗ trợ xây dựng NTM trên các địa bàn khác của xã Hà Linh. Phó Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Hoài Nam chia sẻ: “Thời gian tới, Tỉnh đoàn tiếp tục rà soát, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các tiêu chí NTM tại thôn 2; chỉ đạo, phối hợp tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, tập huấn kiến thức xây dựng NTM; điều động lực lượng hỗ trợ ngày công tham gia các công trình, phần việc trên địa bàn thôn; hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế thanh niên, các hạ tầng thiết yếu...”.
Ông Nguyễn Thanh Bình, thôn Châu Linh, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển hướng đầu tư, đa dạng hóa đối tượng vật nuôi kết hợp với quy trình hữu cơ cho hiệu quả tốt.
Đồng hành cùng địa phương xây dựng huyện nông thôn mới, Ngân hàng CSXH Hương Khê (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa vốn về cơ sở, giúp hàng ngàn hộ dân thoát nghèo, xây dựng kinh tế bền vững.
Dù điều kiện thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) còn nhiều khó khăn nhưng xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã vượt qua để đạt nhiều kết quả tích cực.
Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Sự chung tay của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của người dân ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã giúp địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo từng năm.
Trong bối cảnh nhiều khó khăn, công tác quản lý, điều hành giá ở Hà Tĩnh cần tiếp tục được thực hiện một cách chủ động và linh hoạt vào những tháng cuối năm.
Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Thời tiết khá thuận lợi giúp cánh đồng rau giống vụ đông 2024 ở thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) phát triển tốt, nay đã đến kỳ xuất bán ra thị trường.
Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.
Nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho thủy sản Hà Tĩnh.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch bù đắp các chi phí về tăng giá, tăng hiệu quả sản xuất và không ảnh hưởng đến chính sách an sinh của người dân nông thôn Hà Tĩnh.
Bắt tay thử nghiệm, gần 1.000 gốc nho hạ đen của ông Lê Văn Bình (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã sinh trưởng tốt, hứa hẹn cho năng suất cao, thu nhập khá.
Những ngày qua, tranh thủ thời tiết nắng ráo, nông dân trồng rau màu trên địa bàn Hà Tĩnh tích cực bám đồng, khôi phục diện tích bị ảnh hưởng do mưa lớn.
Với quy mô hơn 24.000 con gà siêu đẻ loại Isa Brown và D310, anh Nguyễn Như Đức (SN 1991) - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Như Gia ở xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nhân rộng chuỗi tiêu thụ, đạt doanh thu 7 tỷ đồng/năm.
Nguồn cung thiếu hụt, giá lợn hơi dự báo sẽ còn tăng cao trong thời gian tới đang tạo động lực để người chăn nuôi Hà Tĩnh tập trung tái đàn phục vụ thị trường tết.
Các hộ dân thôn Phố Tây, xã Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh) bắt đầu nhận tiền nợ xuất bán chè xanh từ Tổng đội TNXP – xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn sau hơn 2 năm đi đòi.
Vùng chăn nuôi gà lớn nhất huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang tích cực mở rộng quy mô, phấn đấu tăng đàn lên 350.000 con để phục vụ thị trường tiêu dùng cuối năm.
Trong bối cảnh một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xuất hiện trên đàn vật nuôi, Hà Tĩnh đang tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2024.
Mặc dù mới du nhập nghề mới nhưng HTX Cường Nga ở xã Quang Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã làm chủ quy trình nuôi với các giống tằm chính trên thị trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị, thời gian tới, huyện Vũ Quang cần tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn, đồng thời chú trọng kết nối thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Đến với tuần lễ hồng Bình Du (Vũ Quang, Hà Tĩnh), du khách không chỉ có những trải nghiệm riêng biệt mà còn thoả sức thưởng thức những sản vật ngọt thơm của miền quê nơi đây.
Tình cảnh chạy lũ mỗi mùa mưa bão đến của các xã phía Bắc Thạch Hà đã chấm dứt từ năm 2020 lại nay khi dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) hoàn thành, đưa vào khai thác.
Hoạt động này nhằm giới thiệu, quảng bá đặc sản hồng Bình Du và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đến với người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.
Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở sản xuất mà còn góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).