Nông nghiệp

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Hà Tĩnh – mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh, nuôi dưỡng bao người con kiệt xuất. Trong chiến tranh, con em Hà Tĩnh kiên gan, quật khởi bao nhiêu, thì trong hòa bình, trong lao động sản xuất, họ lại quyết liệt, sáng tạo bấy nhiêu. Người Hà Tĩnh hôm nay đang tiếp tục làm rạng danh khí chất Xô viết, thể hiện rõ trong xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Hà Tĩnh là miền phiên trấn, phên dậu của nước Nam xưa nên phải chịu nhiều đau thương, mất mát. Nhưng cũng từ đây, mảnh đất đã góp phần hình thành phẩm chất người Hà Tĩnh kiên gan trong chiến tranh, mạnh mẽ trong thời bình.

Dưới các triều đại phong kiến, mảnh đất Hà Tĩnh đã sinh ra những anh hùng, chí sĩ là biểu tượng sáng ngời của truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm như: Mai Thúc Loan; Đặng Tất, Đặng Dung; Nguyễn Thiếp; Phan Đình Phùng...

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Đúng như nhà thơ Huy Cận đã viết: Đất này đất Xô viết/ Đảng mở hội cờ hồng/Tự tuổi vàng đá biết/ Mặn mãi tình công nông… Đầu thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hà Tĩnh cùng nhân dân Nghệ An làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh - cuộc tập dượt đầu tiên tiến tới giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Cũng trong thời kỳ cách mạng này, Hà Tĩnh đã sản sinh ra nhiều vị lãnh đạo Đảng, chiến sĩ cộng sản kiên trung như: Trần Phú, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng,…

Trong 2 cuộc trường chinh của dân tộc, con em Hà Tĩnh đã không tiếc máu xương, cùng quân dân cả nước bảo vệ độc lập, thống nhất non sông, làm rạng ngời truyền thống yêu nước, cách mạng với những tên tuổi như: Phan Đình Giót, Nguyễn Xuân Lực, La Thị Tám, Vương Đình Nhỏ… Đặc biệt, 10 liệt nữ Tiểu đội 4 - Đại đội 552 TNXP tuổi 18 đôi mươi anh dũng hy sinh tại tọa độ lửa Ngã ba Đồng Lộc năm 1968 trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Ngã ba Đồng Lộc - Nơi ghi dấu lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Hà Tĩnh

Sinh ra trên vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa, túi mưa”, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa nên người Hà Tĩnh bản tính cần kiệm, cương trực. Đặc biệt, thời kỳ nào, người Hà Tĩnh cũng đoàn kết, gắn bó xây dựng cộng đồng bền chặt, nhất là cộng đồng làng xã. Đây là cơ sở để ngày 5/10/1998, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII). Cốt lõi của nghị quyết là thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từ năm 2010, phong trào này được kết hợp với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Trong nhiều giai đoạn của lịch sử, người Hà Tĩnh đã cho thấy: Mỗi khi chủ trương đúng, Đảng biết tập hợp, người dân hiểu rõ thì sẽ luôn sẵn sàng vào cuộc dù vất vả, hy sinh. Ngày nay, cũng vì cuộc cách mạng nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng, người dân đã hợp sức, không ngại gian khổ, thậm chí hy sinh nhiều lợi ích riêng.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Nhân dân Hà Tĩnh tự nguyện phá hàng rào, hiến đất, dồn sức người, sức của với tinh thần “Đường chưa thông, nhà không tiếc” để xây dựng NTM.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Làng K130 anh hùng, bà Phạm Thị Huệ (SN 1952, xã Tiến Lộc, Can Lộc) nhìn nhận: “Tinh thần làm nông thôn mới ở đây cũng chẳng khác gì thời kháng chiến. Nếu như thời chống Mỹ, người dân Hạ Lội (làng K130 ngày nay) dỡ nhà cửa, bàn ghế, chặt cây cối ngay trong đêm với tinh thần “xe chưa qua, nhà không tiếc” để làm đường cho xe ra tiền tuyến, thì nay tinh thần ấy đang được thể hiện rõ nét với một khẩu hiệu mới “đường chưa thông, nhà không tiếc”. Chủ trương đúng đắn nên nhiều gia đình sẵn sàng dời nhà cửa, lùi tường rào. Nhà tôi cũng sắp tới phải di dời và sẽ hiến đất vì đường tiếp tục mở rộng”.

“Làm nông thôn mới là làm cho mình, cho cộng đồng làng xã nên dù vất vả, phải hiến đất, tài sản nhưng chúng tôi cũng sẵn sàng. Ở chúng tôi, người dân vào cuộc làm NTM không khác gì thời kỳ chiến tranh” – ông Nguyễn Quang Cảnh (SN 1948), thôn Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc (Can Lộc) bày tỏ.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Làng K130 hôm nay

Trong cái nhìn và suy ngẫm của người luôn trăn trở với văn hóa, nhà văn Đức Ban cho rằng: “Nông thôn mới Hà Tĩnh sở dĩ có được như ngày hôm nay là do chủ trương đúng, lãnh đạo giỏi, biết tập hợp và tổ chức nhân dân để tạo thành sức mạnh. Đáng nói hơn, việc lãnh đạo đó đã bắt gặp được điều kiện thuận lợi là con người Hà Tĩnh. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Hà Tĩnh từ truyền thống đến hiện đại, đều bộc lộ những phẩm chất cơ bản, rất đáng quý như: yêu nước; cần cù, chịu khó, nhẫn nại; kiên cường, kiên định. Vì một mục tiêu nào đó, kể cả trong chống giặc, chống thiên tai, hay trong đời sống hàng ngày, người Hà Tĩnh đều bộc lộ sự kiên định, kiên cường. Điều quan trọng là các phẩm chất ấy được thử thách qua chiến tranh ác liệt nên người Hà Tĩnh càng giàu đức hy sinh vì mục tiêu chung”.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 1): Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

Nhà văn Đức Ban đúc kết: “Người dân không có những đặc trưng mang tính bản sắc ấy thì rất khó để hình thành cách mạng, đặc biệt là cuộc cách mạng xây dựng nông thôn mới”.

Từ lý giải của nhà văn Đức Ban có thể hiểu vì sao, trên mảnh đất Hà Tĩnh trong vòng 10 năm qua đã có hàng trăm nghìn hộ dân hiến hàng nghìn hecta đất và vô số nhà ở, công xưởng, tài sản trên đất để làm đường, công trình phúc lợi của thôn, xã.

>> Bài 2: Đảng bộ Hà Tĩnh: "Giấc mơ tam nông" và quyết sách "đi đầu, bước trước"

>> Bài 3: Ngọn đuốc sáng thổi bùng sức dân

>> Bài 4: Ra ngõ gặp... điển hình

>> Bài 5: Sáng tạo không gừng, bài học thành công của Hà Tĩnh

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề 10 năm xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.