Núi Hồng - Sông La

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

Video: Tiết mục dân vũ "Đất nước trọn niềm vui" của thị xã Kỳ Anh giành giải đặc biệt tại Liên hoan Hát ru và Dân vũ toàn tỉnh do Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức năm 2022

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

Phong trào hát dân ca có từ lâu đời ở Hà Tĩnh và được người dân ở đất thơ, đất nhạc lưu truyền, gìn giữ, nhất là sau khi ví, giặm được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Trước đại dịch COVID-19, đã có hàng trăm câu lạc bộ (CLB) dân ca ví, giặm ở các xã, phường hoạt động. Theo số liệu của ngành VH-TT&DL, năm 2020, toàn tỉnh có 157 CLB được thành lập và duy trì ở 13 huyện, thị, thành. Trong đó, các huyện Thạch Hà, Nghi Xuân, TP Hà Tĩnh 100% xã, phường, thị trấn có CLB dân ca ví, giặm; Cẩm Xuyên có 70%; Can Lộc có 77% xã, thị trấn có CLB dân ca ví, giặm… 6 tháng đầu năm 2022, tại TP Hà Tĩnh, đã có thêm 2 CLB dân ca ví, giặm làm lễ ra mắt công chúng là CLB Tân Yên, phường Văn Yên và CLB phường Bắc Hà.

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

Lễ ra mắt CLB Dân vũ thể thao xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh tư liệu của Đức Đồng

Cùng với phong trào phục hồi và bảo tồn di sản phi vật thể như dân ca ví, giặm, ca trù, trò Kiều, sắc bùa… khoảng 5 năm nay, phong trào nhảy dân vũ, khiêu vũ phát triển khá nhanh chóng và rầm rộ, thu hút đông đảo người dân tham gia, nhất là phụ nữ trung tuổi. Dù chưa có thống kê nào cụ thể nhưng hiện nay rất nhiều xã, phường, cơ quan, đơn vị, các trung tâm văn hóa… có CLB dân vũ, khiêu vũ thu hút mọi lứa tuổi tham gia.

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

Huyện Nghi Xuân tổ chức Liên hoan Dân vũ chào mừng khai trương du lịch biển Xuân Thành năm 2022. Ảnh: Đức Đồng

Mỗi CLB thường có khoảng từ 10-30 người, có nơi số lượng đông hơn như CLB Morning Dance sport (TP Hà Tĩnh) 90 người tham gia, 50 người thường xuyên duy trì tập luyện. Xã An Dũng (Đức Thọ) có 13 CLB ở 13 thôn với 200 thành viên tham gia. 13/13 huyện, thị, thành đều có CLB dân vũ, khiêu vũ; riêng TX Kỳ Anh có 45 CLB.

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

CLB Dân vũ thôn Tân Học (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) biểu diễn chào mừng đại hội chi bộ thôn.

Nếu như các CLB ở nông thôn chủ yếu là nhảy dân vũ thì các CLB ở thành thị theo xu hướng khiêu vũ thể thao (dancesport). Đầu tháng 7/2022, tại TP Hà Tĩnh, 13 CLB của TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh, TP Vinh (Nghệ An) đã tham gia 20 tiết mục giao lưu dân vũ, khiêu vũ. Ngoài duy trì tập luyện, các CLB còn tổ chức giao lưu, tạo nên không khí sôi nổi, vui tươi, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở các miền quê trong tỉnh.

Nếu dân ca là sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm tính chất truyền thống, rất kén người hát với nhiều làn điệu cổ, làn điệu cải biên, chủ yếu biểu diễn trên sân khấu thì dân vũ là một loại hình sinh hoạt văn nghệ mang tính đại chúng, sử dụng các bước nhảy hiện đại, trong đó có các bước nhảy khiêu vũ Chachacha, Bachata, Samba, Bebop, Disco… tạo nên không khí sôi động, trẻ trung, thu hút được nhiều người tham gia.

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

Do không gian tập luyện và biểu diễn dân vũ, khiêu vũ rộng lớn hơn, dân dã hơn, thường là tại quảng trường, sân vận động, tiểu công viên, nhà văn hóa… nên tạo hiệu ứng rộng rãi, thu hút người xem và tham gia tập luyện. Bên cạnh lý do rèn luyện sức khỏe, hoạt động văn hóa lành mạnh này đã mang lại cho phố phường, làng quê không khí sôi nổi, rộn ràng.

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

Không chỉ ở vùng thành thị, loại hình dân vũ nhanh chóng được phụ nữ nông thôn hưởng ứng. Trẻ em tham gia CLB cũng có thêm những ngày hè bổ ích, đáng nhớ. Có những CLB chủ yếu là người cao tuổi như CLB 55 Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh). Cũng có CLB dành riêng cho người trẻ như CLB của Trung tâm Thanh thiếu niên Hà Tĩnh. Nhiều bà, nhiều chị chia sẻ: Tham gia dân vũ không chỉ giúp cơ thể săn chắc, mềm mại, chống bệnh tật mà còn mang lại sự vui vẻ, phấn khởi, xua đi mệt nhọc, ưu phiền, xả stress. Bà Dương Thị Hồng - Chủ nhiệm CLB Dân vũ, khiêu vũ tổ dân phố 3, phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) cho hay: “Năm nay tôi đã 69 tuổi nhưng vì đam mê loại hình khiêu vũ thể thao này nên tiến hành thành lập CLB nhằm tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho chị em. Đến đây, chúng tôi quên hết mệt nhọc, lo âu, cảm thấy mình như trẻ lại”.

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

CLB Morning Dance sport (TP Hà Tĩnh) có khoảng 90 người tham gia, 50 người thường xuyên duy trì tập luyện.

Đón bắt được nhu cầu thực tế của chị em, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm, đồng thời tạo không gian văn hóa mới cho chị em phụ nữ, tháng 3/2022, Hội LHPN Hà Tĩnh đã tổ chức Liên hoan Hát ru và Dân vũ toàn tỉnh lần thứ nhất. Trải qua nhiều vòng thi trong các cấp hội phụ nữ cơ sở, vòng chung khảo cấp tỉnh diễn ra từ ngày 25-31/5, được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Mỗi đơn vị hội LHPN cấp huyện và Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh gửi 1-2 video tiết mục xuất sắc về Tỉnh hội.

Kết quả, từ 25 video, ban giám khảo đã chọn ra 16 tiết mục xuất sắc (6 tiết mục hát ru, 10 tiết mục dân vũ) vào vòng chung kết. Vòng chung kết thi trực tiếp đã diễn ra tại quảng trường TP Hà Tĩnh vào đầu tháng 6 nhân ngày Gia đình Việt Nam. Hội LHPN thị xã Kỳ Anh đã đạt giải đặc biệt với tiết mục nhảy dân vũ “Đất nước trọn niềm vui”; 2 giải nhất thuộc về tiết mục hát ru: “Lời ru vang vọng biên cương” của Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và tiết mục dân vũ “Xinh tươi Việt Nam” của Hội Phụ nữ Công an tỉnh. Tiết mục “Xinh tươi Việt Nam” đã đạt giải nhì cuộc thi của Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

Tiết mục “Xinh tươi Việt nam” của Hội Phụ nữ Công an tỉnh đạt giải nhất Liên hoan Hát ru và Dân vũ toàn tỉnh năm 2022... Ảnh: Khôi Nguyễn

Tiết mục này sau đó đã đạt giải nhì tại Hội thi dân vũ thể thao trực tuyến “Vũ điệu khỏe, đẹp” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

.....

Nếu như phong trào hát dân ca có lịch sử hàng trăm năm, được đưa vào chương trình hành động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, được hỗ trợ kinh phí khá lớn (30 triệu đồng ra mắt, 5 triệu đồng duy trì CLB hằng năm theo Nghị quyết số 93 của HĐND tỉnh) thì phong trào dân vũ, khiêu vũ thể thao chủ yếu là tự phát theo nhu cầu của số đông chị em. Chủ nhiệm CLB phần lớn do đam mê, tự học hỏi, tự tổ chức CLB và truyền dạy miễn phí. Một số người sau khi được học cơ bản ở các lớp do dancer chuyên nghiệp dạy về truyền đạt lại cho chị em. Từ các lớp này, hình thành một số ít vũ công chuyên nghiệp tham gia vào các CLB khiêu vũ nghệ thuật.

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

Tiết mục dân vũ “Inh Lả ơi” của huyện Lộc Hà tại Liên hoan Hát ru và Dân vũ toàn tỉnh do Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức năm 2022. Ảnh: Khôi Nguyễn

Gần đây, các cơ quan, đơn vị, địa phương có chủ trương thành lập các CLB dân vũ do ban nữ công và chi hội phụ nữ phụ trách phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa - xã hội ở địa phương như: đại hội chi bộ, đại hội hội phụ nữ, kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam, ngày Quốc khánh 2/9, ngày hội Đại đoàn kết… Các bài nhảy chủ yếu sử dụng nhịp điệu của các bài hát về Đảng, về đất nước, quê hương, con người Việt Nam như: Hãy đến với con người Việt Nam tôi, Xinh tươi Việt Nam, Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi, Chiếc khăn piêu, Tiếng đàn ta-lư, Nối vòng tay lớn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Tiếng chày trên sóc Bom-bo… Nhiều bài nhạc nước ngoài hiện đại nổi tiếng cũng được các CLB đưa vào tập luyện và biểu diễn theo phong cách khiêu vũ thể thao và khiêu vũ nghệ thuật.

Dân ca, dân vũ trong đời sống văn hóa Hà Tĩnh

Tiết mục dân vũ “Đường Trường Sơn xe anh qua” của huyện Đức Thọ thể hiện tại Liên hoan Hát ru và Dân vũ toàn tỉnh do Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức năm 2022. Ảnh: Khôi Nguyễn

Bà Nguyễn Thị Việt Hà - Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh cho biết: “Thời gian tới, Tỉnh hội tiếp tục chỉ đạo các cấp hội duy trì và phát triển phong trào dân ca, dân vũ, khiêu vũ thể thao nhằm thu hút, tập hợp hội viên vừa rèn luyện sức khỏe, vừa phục vụ các hoạt động của địa phương”.

Trình bày: THÀNH NAM

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.