Phà Địa Lợi, đền Lương Hội được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

(Baohatinh.vn) - Sáng 18/8, các địa phương ở Hà Tĩnh gồm xã Hương Thủy (Hương Khê) và Khánh Lộc (Can Lộc) tổ chức lễ đón bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh bến phà Địa Lợi; đền Lương Hội.

Phà Địa Lợi, đền Lương Hội được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Lễ mở bia bến phà Địa Lợi

* Bến phà Địa Lợi được xây dựng thời Pháp thuộc, bằng gỗ lim. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bến phà Địa Lợi là nơi chuyên chở, lưu thông người và hàng hóa phục vụ chiến trường Bắc Bộ, Điện Biên Phủ và Trung Lào.

Phà Địa Lợi, đền Lương Hội được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh bến phà Địa Lợi cho chính quyền xã Hương Thủy

Từ năm 1965 – 1966, nằm trên tuyến QL 15A khói lửa, bến phà Địa Lợi được giao cho đơn vị Đại đội 8, Binh đoàn 559 thuộc bộ đội Trường Sơn của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên quản lý. Đến lúc đó, phà được làm bằng cầu phao, phía trên lát gỗ hơn 10 nhịp, chiều dài từ bờ bắc sang bờ nam khoảng 150 – 200m, rộng hơn 4m.

Do địa thế độc đạo, hiểm yếu, không có đường tránh, đường xế, chỉ tập trung vào một cụm đường chính nên không quân Mỹ ngày đêm ráo riết tập trung hỏa lực bằng các loại bom từ trường, bom nổ chậm, bom cắt, rocket, bom bi các loại… đánh phá bến phà Địa Lợi hòng cắt đứt con đường chi viện của quân đội ta.

Phà Địa Lợi, đền Lương Hội được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Bến Địa Lợi hôm nay

Không chùn bước trước khó khăn, quân và dân ta đã anh dũng, không quản hy sinh để giữ bến phà cho xe ra tiền tuyến. Ban ngày, lực lượng đại đội giấu phà đến một nơi bí mật, san lấp hố bom, giải phóng mặt bằng hai bên mố phà. Ban đêm, ghép phà lại hướng dẫn cho người và hàng trăm phương tiện đi qua.

Với những giá trị gắn với lịch sử, bến phà Địa Lợi được công nhận và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 20/3/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

* Đền Lương Hội tọa lạc trên một khu đất về phía Tây Bắc của làng Lương Hội, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc. Cấu trúc của đền gồm có thượng điện, trung điện và hạ điện, đều làm bằng gỗ lim, gỗ dổi, mái lợp ngói với kiến trúc cổ trông rất nguy nga, tráng lệ.

Phà Địa Lợi, đền Lương Hội được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao bằng xếp hạng di tích cho xã Khánh Lộc

Đền thờ các vị nhiên thần như Thủy cung Thánh Mẫu, Đương cảnh linh ứng Đại vương Dực thuận Tương bình Đại vương, Tam quan tích trích Đại vương tôn thần, Song đồng Ngọc nữ… có đủ hương án, kệ bàn thờ, các vị ngự trên hai tọa long ngai sơn son thiếp vàng.

Do biến cố của thời gian, thiên tai, chiến tranh nên hiện nay, nhiều dấu tích của đền không còn nữa, bị hoang phế, chỉ còn lưu giữ hai sắc phong do triều Lê Cảnh Hưng năm thứ 44 và vua Bảo Đại triều Nguyễn ban tặng.

Phà Địa Lợi, đền Lương Hội được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Lễ rước bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa đền Lương Hội

Vào những năm 1930 - 1931, đền Lương Hội còn là một cơ sở cách mạng, được chọn làm nơi tập duyệt của dân quân tự vệ địa phương, tổ chức kết nạp đảng viên, diễn ra các cuộc mít tinh lớn hưởng ứng phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

Ngày nay, đền trở thành một địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh không chỉ riêng người dân làng Lương Hội mà cho cả người dân xã Khánh Lộc, là nơi để bày tỏ lòng tôn kính với các nhiên thần, nhân thần, nơi để gửi gắm lời ước nguyện cho một cuộc sống an lành. Mỗi độ tết đến xuân về, dân làng lại tổ chức tế lễ cầu mong mọi điều tốt đẹp, đồng thời tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà, đi cầu kiều, bịt mắt bắt vịt…

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.