Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Ảnh: internet

Việc khám phá ra loài sơn dương sừng dài này là một sự kiện có ý nghĩa toàn cầu trong lịch sử sinh học, bởi vì trong suốt 100 năm trước đó chỉ có 5 loài thú lớn mới được phát hiện trên toàn thế giới. Loài được phát hiện gần nhất trước Sao la là loài Bò xám (Bos sauveli), được phát hiện ở Campuchia vào năm 1936 và được mô tả là loài mới vào năm 1937. Nghĩa là phải đúng 55 năm, nhân loại và giới khoa học mới lại tìm ra 1 loài thú lớn là Sao la. Sự phát hiện ra loài thú họ bò này là một sự kiện quan trọng trong lịch sử của của ngành thú học.

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Nhưng đó không phải là loài thú mới duy nhất, càng không phải là loài sinh vật mới duy nhất được tìm ra ở Vũ Quang. Một đợt khảo sát do Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, Bộ lâm nghiệp và WWF chương trình đông dương tại Vũ Quang, Hà Tĩnh đã lại phát hiện ra một loài hươu cỡ trung bình nữa, loài này có họ hàng rất gần với loài Mang thường (Muntiacus muntjac), nhưng lại khác hẳn loài Mang thường ở nhiều đặc điểm. Loài này được đặt tên là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) theo cái tên mà vùng đất người ta tìm thấy nó là Vũ Quang. Liên tiếp trong những năm kế cận sau đó các nhà khoa học lại tìm ra ở đây gồm 5 loài cá mới gồm: Cá lá giang (Parazacco vuquangensis), Cá chuồn sông (Crossocheilus benasi vuha), Cá bướm (Pararhodeus philantropus), Cá đong chấm (Puntius equalitus), Cá chiên thác bẹt (Oreoglanis libertis) và 3 loài tảo gồm Diphyscium tamasii, Cololejeunea vuquangensis và Cheilolejeunea streimannii.

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Các loài mới được phát hiện đó đều có phân bố ở một số vùng khác của dãy Trường Sơn, nhưng các nhà khoa học phát hiện ra chúng đầu tiên và công bố loài mới đều ở Vũ Quang. Khu vực này có duyên với việc phát hiện loài mới đến mức các giới chuyên gia và nhà báo nước ngoài từng nói rằng, Vũ Quang là “Mỏ loài mới" của Việt Nam. Có lẽ cách gọi này cũng không sai vì ngoài cái duyên phát hiện ra loài mới, Vườn quốc gia Vũ Quang là một khu vực có mức độ đa dạng sinh học rất cao và còn ẩn chứa nhiều bí ẩn với giới khoa học.

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Ảnh: Huy Tùng

Được chuyển hạng thành Vườn quốc gia, cấp bảo tồn cao nhất ở năm 2002, khu vực này có 5 kiểu rừng chính rất đặc trưng. Kiểu rừng xanh trên núi thấp là kiểu rừng từng che phủ phần lớn diện tích Vườn Quốc gia, phân bố ở độ cao 100m-300m ở phía Bắc và Đông bắc của Vườn. Rừng thường xanh núi thấp phân bố trong khoảng đai cao từ 300 đến 1000m ở vùng trung tâm Vườn và một số mảng nhỏ ở phía Bắc và Đông bắc. Rừng thường xanh trung bình phân bố trên các đai độ cao từ 1000m đến 1400m, dọc theo dải hẹp, chạy dài liên tục từ phía Bắc đến đến Đông nam Vườn Quốc gia. Rừng thường xanh trên núi cao phân bố trên các đai cao giữa 1400m đến 1900m trên các sườn dốc và các vùng ở phía nam và Tây nam của Vườn. Rừng Cảnh tiên phân bố trên các đai cao từ 1900 đến 2200m ở phần tận cùng phía nam Vườn Quốc gia.

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Về thực vật, theo kết quả điều tra và nghiên cứu đã ghi nhận 1765 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 202 họ và 737 chi ở Vườn Quốc gia Vũ Quang. Trong số này có tới 132 loài thực vật, nguy cấp quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, danh lục đỏ IUCN và nghị định 32/2006/NĐ/CP của Chính phủ Việt Nam về việc cấm hoặc hạn chế khai thác như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sến mật (Madhuca passquieri), Lan một lá (Nervilia marutana), Sồi 3 cạnh (Trigonobalanus verticillata), Sồi lông nhung (Lithocarpus vestitus), Kiền kiền (Hopea pierreii), Táu mặt quỷ (Hopea mollisima) ...

Công thức các loài quí hiếm hệ thực vật Vũ Quang theo sách đỏ Việt Nam (2007) là: 61 loài = 38 VU + 19EN + 04CR; 54 loài nằm trong sách đỏ IUCN (2007) công thức là: 54 loài = 34VU+ 18EN+ 02CR và trong Nghị định 32 có 15 loài = 05 phụ lục 1 + 10 phụ lục 2. Trong đó VU (mức sẽ nguy cấp), EN ( mức nguy cấp), CR (mức rất nguy cấp).

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Ảnh: Huy Tùng

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Ảnh: Việt Hùng

Việc phát hiện đã và đang chờ công bố hàng loạt các loài mới cho thế giới tại đây trong thời gian qua và sắp tới gồm các loài Chà ran tuyến (Homalium glandulosum) 2015, Trà mi Vũ quang (Camellia vuquangensis), Trà mi Hà Tĩnh (Camellia hatinhensis), Dẻ Vũ Quang (Lithocarpus vuquangensis) , Gừng Vũ Quang (Zingiber vuquangensis), Kháo Vũ Quang (Machilus vuquangensis), Chắp Vũ Quang (Beilschmiedia vuquangensis)… cũng như sự bất ngờ khi phát hiện ra quần thể Sồi 3 cạnh (Trigonobalanus verticillata) quý hiếm tại độ cao 1800m tại Vườn Quốc gia Vũ Quang do nhóm nghiên cứu của Vườn và các chuyên gia đã khẳng định cho sự độc đáo, tiềm ẩn và đa dạng sinh học của hệ thực vật nơi đây.

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Ảnh: Huy Tùng

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Khu hệ động vật của Vũ Quang còn đáng chú ý hơn. Các nghiên cứu đã nhận ở đây có sự góp mặt của 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá, 316 loài bướm, 73 loài kiến và 28 loài nhện. Trong đó có 46 loài thú, 21 loài chim, 20 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư và 1 loài cá nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được ưu tiên bảo tồn.

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Ngoài ra khu hệ Vườn Quốc gia Vũ Quang còn đặc biệt quan trọng bởi yếu tố đặc hữu cao, Vũ Quang có có sự hiện diện của 20 loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào trong số đó có những loài đặc trưng như: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Thỏ vằn (Nesolagus timinsi), Cầy vằn (migalus owstoni), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) Vượn đen (Hylobates leucogenys siki), Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus), Ếch cây sần bắc bộ (Theloderma corticale)...

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Ảnh: Huy Tùng

Kết quả điều tra hiện trường và phỏng vấn cho thấy mật độ động vật hoang dã, nhất là thú ở đây rất cao, nhất là những năm từ 1990 đến 2000. Vào thời điểm đó, chỉ cần bước chân vào rừng là có thể bắt gặp được nhiều loài. Tuy nhiên, mật độ động vật hoang dã đã suy giảm trong những năm trở lại đây, một số loài còn rất ít cá thể và rất khó bắt gặp như: Hổ (Panthera tigris), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Bò tót (Bos gaurus), Rùa 3 vạch (Cuora trifasciata). Một số loài thuộc nhóm động vật nguy cấp nhưng vẫn thường xuyên xuất hiện như: Voi (Elephas maximus), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Cheo cheo (Tragulus javanicus), Cầy mực (Arctictis binturong), các loài Cu li (Nycticebus), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Sơn dương (Capricornis sumatraensis) và một số loài Khỉ ...

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Vườn quốc gia Vũ Quang - “mỏ loài mới” tại Việt Nam, trung tâm đa dạng sinh học của Châu Á

Với tính độc đáo và đa dạng khu hệ động thực vật, các loài nguy cấp quý hiếm cũng như tầm quan trọng của công tác bảo tồn và các tiêu chí liên quan khác, Vườn quốc gia Vũ Quang đang hướng tới mục tiêu trước mắt là trở thành Vườn di sản ASEAN. Qua đó, đưa Vườn quốc gia Vũ Quang xứng tầm với những giá trị tài nguyên về đa dạng sinh học cũng như tiềm năng vốn có của của một vườn quốc gia, với chức năng nhiệm vụ chính là bảo tồn mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của rừng tự nhiên thuộc dãy Trường Sơn, tiếp giáp với biên giới Việt Nam - Lào. Ngoài ra, Vườn quốc gia Vũ Quang còn góp phần duy trì cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, bảo đảm an ninh môi trường và sự phát triển bền vững về tự nhiên, kinh tế của các tỉnh thuộc khu IV. Đồng thời, phát huy các giá trị của hệ sinh thái rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.

Ảnh: huy tùng - việt hùng

(một số ảnh từ nguồn internet)

thiết kế: huy tùng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast