Vào năm 2016, trên cơ sở hệ thống hạ tầng bảo vệ môi trường vốn có, FHS đã đầu tư thêm gần 500 triệu USD để xây dựng và đưa vào vận hành các hệ thống nâng cấp về bảo vệ môi trường và công nghệ sản xuất. Hiện nay, chất lượng đầu ra của nước thải và khí thải đều được kiểm soát chặt chẽ 24/24 bằng hệ thống quan trắc tự động và liên tục, đồng thời được kết nối trực tiếp về các cơ quan chức năng để theo dõi.
Sau hơn 2 năm vận hành chính thức đến nay, kết quả chất lượng đầu ra của nước thải và khí thải đều phù hợp với tiêu chuẩn kiểm soát của quốc gia, đồng thời đang dần tiếp cận với tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của các nước tiên tiến trên thế giới.
Hoạt động xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
Tất cả 27 hạng mục có liên quan của Lò cao số 1 và số 2 đều đã nhận được Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường do Bộ TN&MT cấp, đồng thời đã nhận được thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình đi vào sử dụng của Bộ Công thương, 2 lò cao hiện đều đã chính thức vận hành thương mại.
Quản lý và kiểm soát đối với nước thải
Năm 2015, FHS hoàn thành xây dựng các xưởng Xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt, sinh hóa và công nghiệp; năm 2016, sau khi cùng họp thảo luận với Bộ TN&MT, các chuyên gia và nhà khoa học, FHS đã tiến hành bổ sung xây dựng hệ thống hồ sinh học sau công đoạn xử lý nước thải, nhằm tối ưu hóa chất lượng nước thải.
Hệ thống hồ sinh học bao gồm chuỗi các hồ sự cố nước thải công nghiệp/sinh hoạt, hồ sau xử lý, bãi ngập thủy sinh và bể nuôi cá, chiếm tổng diện tích khoảng 10 ha, tổng dung tích chứa nước khoảng 126.000 m3. Kể từ sau khi vận hành hệ thống vào tháng 8/2017, năng lực xử lý cũng như dung lượng chứa ứng phó sự cố nước thải đã được nâng cao.
Hệ thống hồ sinh học và Nhà máy gang thép FHS cùng gắn kết hài hòa
Toàn cảnh hệ thống hồ sinh học nhìn từ trên không
Khi Xưởng XLNT hoạt động bình thường, nước thải sinh hóa và công nghiệp sau xử lý đạt chuẩn sẽ được chuyển đến hồ sau xử lý để tiến hành điều tiết hoãn xung lượng nước và chất lượng nước, sau đó sẽ được đưa về bãi ngập thủy sinh để tiếp tục xử lý làm sạch; trường hợp có phát sinh sự cố khẩn cấp, nước thải sẽ được bơm về hồ sự cố tạm thời lưu giữ, để có thời gian ứng phó xử lý nước thải bất thường, đợi sau khi hệ thống xử lý hoạt động ổn định trở lại, nước thải tiếp tục được bơm về Xưởng XLNT để tiến hành xử lý lại, chất lượng nước thải được kiểm soát nghiêm ngặt, cần phải đạt tiêu chuẩn kiểm soát mới được xả thải.
Bên cạnh đó, các loại thực vật thủy sinh tại bãi ngập thủy sinh như lau sậy, cỏ nến, thủy trúc… cũng có chức năng lắng lọc và phân giải nước thải sau xử lý đã đạt tiêu chuẩn, để tối ưu hóa chất lượng nước. Nước thải công nghiệp sau xử lý được dẫn về bể nuôi cá để nuôi các loại cá của khu vực Việt Nam như rô phi, cá chép, cá diêu hồng…, hoạt động sinh trưởng của quần thể cá rất tốt.
Cá chép tại bể nuôi cá tràn đầy sức sống
FHS đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải tại 3 xưởng Xử lý nước thải (sinh hoạt/sinh hóa/công nghiệp) và Trạm quan trắc online ra biển, các dữ liệu quan trắc đều được kết nối đồng bộ về Bộ TN&MT, Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh để theo dõi và quản lý, đến nay đều hoạt động bình thường và phù hợp với tiêu chuẩn kiểm soát.
Ngoài ra, FHS cũng đã xây dựng biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp về nước thải, nước thải đầu ra của 3 xưởng XLNT và Trạm quan trắc online ra biển đều được kiểm soát với giá trị thấp hơn 80% so với giá trị theo quy định pháp luật. Khi giá trị quan trắc nước thải đạt 80% giá trị kiểm soát tiêu chuẩn, hệ thống sẽ tự động cảnh báo và dừng xả thải, nước thải sau đó sẽ được đưa về hồ sự cố đề lưu chứa tạm thời, đợi sau khi hoàn thành xử lý và nhân viên lấy mẫu thủ công phân tích chất lượng nước đạt tiêu chuẩn thì mới tiếp tục xả thải, đảm bảo nước thải không gây ảnh hưởng tới môi trường.
Kết quả quan trắc những năm qua cho thấy, chất lượng nước thải đầu ra của FHS không những phù hợp với tiêu chuẩn kiểm soát nước thải theo quy định của pháp luật, mà còn đáp ứng với Quy chuẩn kiểm soát nước mặt.
Màn hình điều khiển tại Nhà điều hành hệ thống hồ sinh học
Bắt đầu từ năm 2018, FHS đã nâng tầm hệ thống hồ sinh học và khu vực cây xanh xung quanh thành công viên sinh thái, tiến hành quản lý theo hướng công viên hóa để tăng cường diện tích xanh, trồng thêm nhiều loại cây như phi lao, vông nem và xoan, thả nuôi thêm hơn 10.000 con cá rô phi, cá chép và diêu hồng các loại tại hồ sinh học, thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường thân thiện.
Thành quả mỹ quan sinh thái xanh xung quanh công viên sinh thái
Thực vật thủy sinh tại bãi ngập thủy sinh
Từ khi vận hành đến nay, công viên sinh thái đã tiếp đón gần 20.000 lượt người tham quan, các giới chuyên môn cũng đánh giá cao đối với những thành quả mà FHS đạt được trong hoạt động bảo vệ môi trường. Qua nhiều lần đến thăm và làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Đoàn kiểm tra do Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì cũng đều đánh giá cao và nhận định công viên sinh thái chính là mô hình điển hình về mỹ quan sinh thái của nhà máy.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan công viên sinh thái (7/2018)
Quản lý và kiểm soát về khí thải
Nhằm quản lý tốt khí thải khu vực nhà máy, FHS đã hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục cho 20 ống khói của toàn nhà máy, dữ liệu quan trắc được kết nối đồng bộ về Bộ TN&MT, Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh để theo dõi và quản lý. Đến nay, các hệ thống này đều hoạt động ổn định, kết quả giám sát đều phù hợp với tiêu chuẩn kiểm soát.
Ngoài ra, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khí thải đã đạt tiêu chuẩn, FHS cũng tiếp tục đầu tư các công trình nâng cấp có liên quan, bao gồm công trình chuyển đổi công nghệ dập cốc từ ướt sang khô (CDQ) theo cam kết trong DTM, hệ thống CDQ số 1 đã vận hành thử nghiệm vào ngày 17/3/2019, hệ thống CDQ số 2 đã vận hành thử nghiệm vào ngày 26/6/2019. Sau khi vận hành ổn định, cả 2 tổ máy phát điện sẽ tận dụng hơi nước tự sản sinh (230 tấn/giờ) và dự kiến mỗi năm có thể phát lượng điện khoảng 600 triệu kWh, có thể đạt được hiệu quả về giảm phát thải - tiết kiệm năng lượng.
Hệ thống CDQ số 1 đã vận hành thử nghiệm vào ngày 17/3/2019
FHS cũng đã tích cực đẩy mạnh tiến độ thi công công trình bổ sung hệ thống xử lý khí thải (FGD/SCR) tại Xưởng Thiêu kết, vốn dĩ nồng độ các thông số trong khí thải đều đã thấp hơn tiêu chuẩn kiểm soát. Tuy nhiên, nhằm giảm thấp hơn nữa nồng độ phát thải SOx và Dioxin trong khí thải để tối ưu hóa chất lượng khí thải, FHS đã tự đầu tư xây lắp hệ thống FGD/SCR. Hệ thống thứ nhất đã vận hành thử nghiệm vào ngày 26/6/2019; hệ thống thứ 2 hiện đạt tiến độ thi công là 93,8%, dự kiến vận hành thử nghiệm trước cuối tháng 9.
Hệ thống FGD thứ nhất đã vận hành thử nghiệm vào ngày 26/6
Quản lý chất thải và tạp liệu rắn
Khi xây dựng nhà máy, FHS đã tham khảo kinh nghiệm thiết kế của các nhà máy gang thép tiên tiến trên thế giới, tạp liệu rắn phát sinh từ các nhà máy gang thép phần lớn thuộc nguyên liệu sản xuất có thể tái chế thu hồi về các dây chuyền sản xuất hoặc tái sử dụng trong và ngoài nhà máy.
FHS cũng đã tích cực hưởng ứng chính sách tái chế, tái sử dụng chất thải của Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh công tác tái chế, tái sử dụng tạp liệu rắn trong nhà máy, để đảm bảo các loại tạp liệu rắn có thể được tái sử dụng một cách hiệu quả và triệt để, tránh tình trạng xả thải ra môi trường như là chất thải, nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải và hạn chế tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia.
Hiện tại, tạp liệu rắn của toàn nhà máy được phân thành 3 loại lớn dựa trên mục đích xử lý và tái sử dụng, trong đó khoảng 98% tạp liệu rắn đã được thu hồi và tái sử dụng, chỉ khoảng 2% không thể tái sử dụng được xem là chất thải và phải chuyển giao ra bên ngoài xử lý. Tình hình quản lý như sau:
Nhóm tạp liệu rắn đã nhận được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy: là sản phẩm có thể tiêu thụ hoặc tiến hành tái sử dụng theo mục đích hợp chuẩn hợp quy để làm vật liệu xây dựng. Hiện tại, xỉ thép, xỉ hạt lò cao, tro bay, thạch cao và tro đáy của FHS đều đã nhận được chứng nhận sản phẩm, đang được tiêu thụ và tái sử dụng theo quy định.
Nhóm tạp liệu rắn chứa làm lượng sắt cao: là tạp liệu rắn sản sinh trong quá trình luyện gang, luyện thép và phát điện, được ưu tiên thu hồi tái sử dụng ở trong nhà máy, như bụi thu hồi, bùn chứa sắt… sau khi được thu gom và phối trộn, sẽ được thu hồi về làm nguyên liệu cho công đoạn thiêu kết, hoặc chuyển giao cho các đơn vị có chức năng tái sử dụng để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất.
Nhóm chất thải rắn phải chuyển giao xử lý: là các loại chất thải không thể thu hồi hoặc tái sử dụng trong nhà máy, mới phải chuyển giao cho các đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý, bao gồm rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường (như bùn thải từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt/công nghiệp) và chất thải nguy hại (như bùn thải từ quá trình xử lý nước thải sinh hóa), hiện đều được phân loại theo quy định và lưu chứa an toàn tại 19 kho lưu giữ chất thải của toàn nhà máy, đồng thời chuyển giao cho các đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý.
Kế hoạch giám sát môi trường
Ngoài hoạt động kiểm soát các nguồn thải bằng hệ thống quan trắc tự động và liên tục ra, kể từ năm 2016 đến nay, FHS đã ủy thác Viện Công nghệ Môi trường thực hiện chương trình giám sát môi trường 3 năm, định kỳ lấy mẫu quan trắc nước thải, khí thải và môi trường xung quanh, nội dung giám sát như sau:
- Hạng mục giám sát nước thải bao gồm 03 Xưởng xử lý nước thải (sinh hoạt, sinh hóa và công nghiệp), Trạm quan trắc online ra biển, nước ngưng dập cốc và nước tuần hoàn.
- Hạng mục giám sát khí thải là chất lượng khí thải đầu ra của 20 ống khói toàn nhà máy.
- Hạng mục giám sát chất lượng môi trường xung quanh bao gồm nước mặt kênh thoát nước mưa, nước biển ven bờ, trầm tích biển, thủy sinh vật, nước ngầm, không khí xung quanh, tiếng ồn và độ rung.
Căn cứ kết quả giám sát cho thấy, dữ liệu quan trắc các hạng mục đều phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Hiện tại, FHS đều định kỳ tổ chức họp và báo cáo với Tổ giám sát hoạt động BVMT của tỉnh Hà Tĩnh về tình hình quản lý môi trường và kết quả giám sát môi trường tại Dự án.