Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

(Baohatinh.vn) - Từ 3 cặp dúi ban đầu, gia đình ông Phạm Quang Tài (tổ dân phố 4, thị trấn Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã phát triển đàn vật nuôi lên gần 400 con, mang về nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Chỉ với gần 100m2 đất, gia đình ông Phạm Quang Tài và bà Trương Thị Bình đã nuôi 120 con dúi sinh sản, 50 con dúi đực, gần 200 con dúi con và dúi thịt thương phẩm.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Mô hình của gia đình ông Tài đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Ông Tài cho biết: "Năm 2013, vợ chồng tôi tham quan mô hình nuôi dúi của một người bạn ở Hương Khê. Nhận thấy dúi là động vật dễ nuôi, ít công chăm sóc nên chúng tôi đã mua 3 cặp dúi giống ở Thanh Hoá để nuôi thử nghiệm. Đến nay, mô hình đã có gần 400 con, mang lại nguồn thu hơn 200 triệu đồng/năm".

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Dúi được nuôi trong các ống bê tông hoặc ô vuông được ghép bằng gạch. Hiện tại, mô hình nuôi dúi của vợ chồng ông Tài có hơn 200 chuồng nuôi.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Môi trường sống của dúi phải khô thoáng, không ẩm ướt. Nền chuồng phải làm chắc chắn để dúi không đào trốn ra ngoài. Dúi có đặc tính thích ở nơi ít ánh sáng, khu vực nuôi càng kín thì phát triển càng nhanh.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Với kinh nghiệm hơn 8 năm nuôi loài vật này, ông Tài chia sẻ: "Để nuôi dúi thành công, đòi hỏi người nuôi phải thực sự chuyên tâm và theo dõi sự phát triển của vật nuôi thường xuyên. Thời gian tách đàn dúi con, ghép đôi bố mẹ phải phù hợp. Nếu dúi con tách mẹ sớm sẽ chậm phát triển, tách muộn sẽ làm gián đoạn vòng sinh sản của dúi mẹ. Việc lựa chọn ghép đôi cũng cần lưu ý, con đực và con cái khác dòng thì chất lượng và số lượng con giống cao hơn".

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Cũng theo ông Tài, nuôi dúi không khó và bận rộn như những con vật khác. Dúi con nuôi được 6 - 7 tháng thì có thể ghép đôi để giao phối. Sau một tháng kể từ ngày giao phối thì tách dúi cái ra chuồng riêng để dưỡng thai và sinh nở. Dúi mang thai từ 45 - 50 ngày.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Cứ 3 tháng là dúi mẹ đẻ một lần, mỗi lần từ 2 đến 3 con. Dúi con sau khi sinh được một tháng thì sẽ được tách mẹ, nuôi khoảng 4 tháng tuổi có thể xuất bán dúi giống với trọng lượng từ 700 - 800 gam. Dúi thương phẩm nuôi 8 tháng đạt trọng lượng 1,5 - 2kg. Dúi nuôi càng lâu thì thịt sẽ săn chắc và thơm ngon.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Thức ăn của dúi vừa rẻ lại dễ tìm, chủ yếu là nứa, sắn, mía... Dúi là loài dễ nuôi, ít bệnh tật, đặc biệt là không gây ô nhiễm, thị trường tiêu thụ mạnh nên vợ chồng ông Tài rất yên tâm khi lựa chọn giống vật nuôi này.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Theo bà Bình, một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu nứa và sắn nhỏ, dúi con thì khẩu phần ăn ít hơn. Ngoài ra, cho dúi ăn thêm gốc cỏ voi, ngô để có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Tre, nứa được chia thành những đoạn ngắn rồi bỏ vào chuồng cho dúi ăn dần.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Để dúi phát triển nhanh, khỏe mạnh, vợ chồng ông Tài phải dọn vệ sinh thường xuyên. Ông Tài cho biết: "Để đạt hiệu quả cao nhất thì phải đặc biệt chú ý đến công đoạn cho dúi ăn và vệ sinh chuồng trại. Thức ăn của dúi phải đảm bảo vệ sinh, khô ráo. Chuồng trại 2 - 3 ngày dọn vệ sinh một lần để đảm bảo”.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Từ ngày gắn bó với con dúi, ông chưa hề tốn bất kỳ chi phí thuốc men nào cho vật nuôi này.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Về mùa đông, để đảm bảo đàn dúi phát triển, ông Tài phải che kín chuồng nuôi bằng bạt...

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

..và dùng đèn sưởi để giữ nhiệt cho đàn dúi.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Theo bà Bình, hiện tại thị trường tiêu thụ dúi rất ổn định. Thịt dúi thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên được thực khách ưa chuộng. Có rất nhiều chủ nhà hàng ở trong và ngoài tỉnh đến cơ sở đặt mua với số lượng lớn, đặc biệt là thời điểm giáp tết.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

"Hiện tại dúi thịt có giá 500 nghìn đồng/kg, dúi giống có giá từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng/cặp. Trung bình mỗi tháng trang trại của tôi xuất chuồng khoảng 15-18kg dúi thương phẩm và khoảng 10 cặp dúi giống. Trừ hết chi phí, mỗi năm vợ chồng tôi thu lãi hơn 200 triệu đồng", bà Bình cho biết thêm.

Nuôi dúi, vợ chồng miền sơn cước Hà Tĩnh thu hàng trăm triệu đồng

Cơ sở nuôi dúi của gia đình ông Phạm Quang Tài hiện là mô hình kinh tế có hiệu quả tại địa phương. Giá trị kinh tế con dúi mang lại lớn, chi phí chăm sóc không nhiều, lại không gây ô nhiễm môi trường. Chúng tôi đang khuyến khích bà con trên địa bàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm để có thể nhân rộng, nâng cao thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vũ Quang Nguyễn Thị Ái Liên

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.