Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

(Baohatinh.vn) - Tận dụng lợi thế dồi dào từ vườn rừng ven chân núi Hồng Lĩnh, người dân xã Xuân Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật, cho thu nhập khá.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Những năm qua, nghề nuôi ong lấy mật được xem là hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân xã Xuân Lam.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Tận dụng khu vườn nhà rộng hơn 1000 m2 nằm ven chân núi Hồng Lĩnh, ông Trần Đức Bảo (thôn 5) đã trồng các loại cây ăn quả kết hợp với nuôi hơn 50 đàn ong, bố trí các ổ rải rác xung quanh vườn. Ông Bảo là một trong những hộ dân có thu nhập cao từ nghề nuôi ong lấy mật ở Xuân Lĩnh với 130 - 150 triệu đồng/năm.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Ông Bảo chia sẻ: Ban đầu gia đình chỉ nuôi một vài đàn chủ yếu lấy mật phục vụ sinh hoạt cho gia đình. Sau này, nhờ biết cách nhân đàn nên phát triển thêm và cung ứng sản phẩm mật ong ra thị trường để tăng thêm thu nhập.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Nghề nuôi ong không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tuy nhiên, để đàn ong khỏe mạnh cho năng suất, chất lượng mật cao đòi hỏi sự khéo léo cẩn thận của người nuôi khi chăm sóc. Mỗi ngày, tôi phải tới thăm, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh để thùng ong luôn khô ráo, sạch sẽ” - ông Trần Đức Bảo cho hay.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Theo người dân ở đây, với tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả, nghề nuôi ong lấy mật ở đây đang được xem là phù hợp để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Ông Trần Văn Trực ở thôn 4, người có thâm niên trong nghề nuôi ong tại xã Xuân Lam cho biết: Chi phí gây dựng một đàn ong chỉ mất khoảng hơn 1 triệu đồng, mỗi năm có 6 tháng thu mật, chu kỳ mỗi lần thu khoảng 15 ngày. Bình quân hằng năm, mỗi đàn ong có thể cho thu hoạch 10 lít mật nguyên chất.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Trong năm 2022, ông Trực đã thu hoạch được gần 300 lít mật từ 40 đàn ong của gia đình, mỗi lít mật ong bán với giá từ 400 - 450 nghìn đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, ông lãi gần 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn thu nhập thêm từ bán tổ ong giống cho người dân trong xã.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Xuân Lam xuất phát từ một vài hộ dân, về sau, thấy các mô hình cho hiệu quả cao nên nhiều người dân đầu tư tham gia nuôi. Hiện trên địa bàn xã Xuân Lam có trên 50 hộ nuôi ong lấy mật, tập trung tại các thôn 3, thôn 4 và thôn 5 với hàng trăm đàn ong. Bình quân mỗi năm, các hộ dân nuôi ong thu hoạch hàng nghìn lít mật ong.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Ông Trần Đức Liên - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lam cho biết: Phát huy tiềm năng, lợi thế, chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân tham gia đầu tư nuôi ong, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập.

Nuôi ong dưới chân núi Hồng cho thu nhập khá

Cũng theo ông Liên, để phát triển bền vững nghề nuôi ong lấy mật, chính quyền địa phương sẽ tích cực giới thiệu, quảng bá nhiều hơn để sản phẩm mật ong quê hương được nhiều người biết đến. Cùng đó là thành lập tổ hợp tác, HTX để tương trợ, chia sẻ với nhau về kinh nghiệm cùng như áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật ong nơi đây.

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Xuân Lam mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân. Tuy nhiên, người dân chủ yếu đang nuôi tự phát, nhỏ lẻ dẫn đến đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định. Thời gian tới, huyện sẽ định hướng phát triển nghề nuôi ong tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế theo hướng thâm canh, tạo chuỗi liên kết hiệu quả giữa sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và khâu tiêu thụ.

Ông Lê Anh Đức
Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

20 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Việt - Lào đã tạo được thương hiệu uy tín, là cầu nối xây đắp tình đoàn kết hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh – Khăm Muồn và 2 nước Việt Nam – Lào.
Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Trao đổi với Báo Hà Tĩnh ngay sau Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh về nhiệm vụ, giải pháp tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2024 và những năm tiếp theo. Người đứng đầu chính quyền tỉnh cũng phân tích những dư địa, động lực tăng trưởng mới và những bước đi chiến lược trên lộ trình hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Chồng mất sớm, gia cảnh khó khăn, chị Hoàng Thị Huyên (Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã nghị lực vượt lên số phận, trở thành tấm gương sáng cho chị em phụ nữ học tập.
Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

20 năm đóng chân trên đất nước Triệu Voi, Công ty TNHH MTV Việt - Lào (Vilaco) đã tạo được nền móng vững chắc, góp phần tô thắm tình hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh - Khăm Muồn và 2 nước Việt - Lào.