Bộ Tài chính nói gì về việc công an giữ lại 70% tiền xử phạt vi phạm giao thông?

Theo Bộ Tài chính, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính nói gì về việc công an giữ lại 70% tiền xử phạt vi phạm giao thông?

Bộ Tài chính cho biết toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm giao thông phải nộp về ngân sách Nhà nước. Ảnh minh họa: Internet

Phản hồi về thông tin trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc lực lượng công an được giữ lại 70% tiền phạt vi phạm hành chính (theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông), Bộ Tài chính cho biết hiện đã có quy định mới.

Cụ thể, Cổng thông tin Bộ Tài chính đăng tải ý kiến của Bộ cho biết: Năm 2007, để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông có chiều hướng tăng cao, kịp thời hỗ trợ các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhất là mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ công việc, ngày 25/7/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2007/TT-BTC quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có lực lượng Công an giao thông, Thanh tra giao thông vận tải (bao gồm cả Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) với các tỷ lệ phân bổ cụ thể.

Tuy nhiên, đến ngày 06/12/2013, Thông tư 89/2007/TT-BTC nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 153/2013/TT-BTC nêu rõ: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước...”.

Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Theo thông tin từ đại diện Cục Cảnh Sát giao thông, trong 6 ngày, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trên toàn quốc đã kiểm tra 25.345 trường hợp lái xe vi phạm an toàn giao thông, phạt hơn 23 tỷ đồng, tước 3.590 giấy phép lái xe. Trong đó, xử lý vi phạm nồng độ độ cồn là 2.673 trường hợp.

Theo ictnews

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh bất cập trong thủ tục liên quan phiếu lý lịch tư pháp

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh bất cập trong thủ tục liên quan phiếu lý lịch tư pháp

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo rà soát, sửa đổi quy trình nghiệp vụ để không yêu cầu người dân phải xuất trình phiếu lý lịch tư pháp bản giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Hội nghị là dịp để các tổ chức hành nghề công chứng Hà Tĩnh được tiếp cận đầy đủ, kịp thời những nội dung cơ bản của Luật Công chứng 2024 và một số nội dung về chứng thực.
Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Từ mộng tưởng làm giàu nhanh chóng bằng cách buôn lậu hơn 4 kg vàng, Nguyễn Mạnh Thắng và đồng bọn đã phải đối diện với bản án nghiêm minh từ phán quyết của TAND tỉnh Hà Tĩnh.
Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Gắn bàn đạp để biến xe máy điện thành xe đạp điện, tháo gương chiếu hậu, tháo biển số… là những hành vi vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của một bộ phận học sinh, sinh viên ở Hà Tĩnh.
Bi kịch sau tiếng cụng ly

Bi kịch sau tiếng cụng ly

Men rượu và cơn giận dữ bùng nổ, Nguyễn Viết Hải (trú Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã gây ra nỗi đau cho cả nạn nhân và chính mình.