(Baohatinh.vn) - Sáng 28/2, Chi cục Thi hành án dân sự (CCTHADS) thị xã Hồng lĩnh (Hà Tĩnh) phối hợp với ngành chức năng tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép tại tổ dân phố 5, phường Bắc Hồng.
Các lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường thực hiện cưỡng chế
Theo hồ sơ lưu trữ, ngày 17/7/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ra bản án số 04/2018/DSST; ngày 13/3/2019, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội ra bản án số 28/2019/DSPT về việc: buộc gia đình ông Phan Công Thưởng và bà Nguyễn Thị Dung ở tổ dân phố 5, phường Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh) tháo dỡ một số công trình xây dựng nhà ở trái phép trên phần đất không gian lấn chiếm của gia đình ông Đinh Doãn Tín (hàng xóm) gồm: Máng thoát nước có diện tích 0,068m2; 2 ô văng cửa sổ có diện tích 0,68m2 và một phần mái hiên khu vực giáp ranh giữa 2 gia đình có chiều dài 2,4m, rộng 0,22m thuộc phần không gian trên đất sử dụng của nhà ông Tín áp sát nhà ông Thưởng.
Cơ quan chức năng công bố Quyết định cưỡng chế
Trước đó, thực hiện các quyết định của tòa án sơ thẩm, tòa án phúc thẩm, TX Hồng Lĩnh đã giao quyết định thi hành án cho ông Phan Công Thưởng và bà Nguyễn Thị Dung nhưng ông bà không nhận.
Ngày 23/8/2019, CCTHADS thị xã Hồng Lĩnh cũng đã vận động, triệu tập ông bà Dung, Thưởng đến để giải quyết việc thi hành án, nhưng ông bà này đều không thực hiện.
Theo đó, ngày 19/11/2019 CCTHADS thị xã Hồng Lĩnh ra Quyết định số 02/QĐ - CCTHADS về việc “Cưỡng chế buộc thực hiện công việc thi hành án”.
Lực lượng chưc năng tiến hành tháo dỡ phần xây cất trái phép
Vì vậy sáng nay, các lực lượng chức năng tổ chức tiến hành cưỡng chế tháo dỡ những công trình xây cất trái phép của ông bà Dung, Thưởng.
Buổi tuyên truyền giúp học sinh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Trung Thiên (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước tổng số tiền hơn 5,8 tỷ đồng, Nguyễn Thị Thanh Tâm - Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Thương mại Hồng Hà và 10 bị cáo phải nhận bản án nghiêm minh của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Sau khi phát hiện cá thể khỉ vàng quý hiếm, một người dân trú ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) đã tự nguyện bàn giao cho lực lượng chức năng để thả về môi trường tự nhiên.
Lừa đảo chiếm đoạt tiền của các bị hại để trả nợ và chi tiêu cá nhân, bị cáo Phùng Hà Trang đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt mức án 15 năm tù giam.
Đến bao giờ, tình trạng học sinh sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi điều khiển sẽ được kiểm soát để dư luận không còn phải đau lòng chứng kiến các vụ tai nạn thương tâm liên quan đến các em và để chính phụ huynh không còn phải... “giá như”.
“Sau lần trót dại này, bị cáo hứa sẽ không bao giờ tái phạm, nếu phát hiện những trường hợp tương tự sẽ trình báo lên cơ quan chức năng để xử lý” - bị cáo Nguyễn Văn Hùng (Thạch Long, Thạch Hà, Hà Tĩnh) hứa trước tòa.
Chị Nguyễn Thị Sen (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) hỏi: Việc bán hàng rong trên vỉa hè bị xử lý như thế nào, ai là người có thẩm quyền xử phạt đối với người vi phạm?
Ông Nguyễn Cự Duẩn, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế (Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh) cho biết, việc săn bắt, buôn bán... động vật hoang dã trong đó có chim trời bị mức phạt từ 1 - 400 triệu đồng.
Hoạt động thực tập phương án PCCC&CNCH giúp lực lượng tại chỗ của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh nâng cao nghiệp vụ, chủ động ứng phó khi xảy ra các tình huống cháy, nổ.
Thể hiện tốt ở cả 4 phần thi, đội thi TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã xuất sắc giành giải nhất tại chung kết Game show “Nhận diện lừa đảo trên không gian mạng”.
Thời gian gần đây, tại tuyến đường ven biển đoạn qua huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), một số người dân vẫn ngang nhiên bày bán chim trời bất chấp lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân xử lý.
Với cách làm chủ động, quyết liệt, Công an TP Hà Tĩnh được đánh giá là đơn vị thực hiện chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi tốt nhất trên toàn tỉnh.
Xác định hành vi phạm tội của Nguyễn Minh Toàn có tính chất rất nghiêm trọng, Toà án nhân dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã quyết định tuyên phạt bị cáo mức án 7 năm tù giam.
Do cần tiền để trả nợ và chi tiêu, Nguyễn Đức Hứa đã đưa ra thông tin gian dối về việc làm dự án phân lô, bán nền để lừa một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng.
Đội ngũ hoà giải viên cơ sở tại Hà Tĩnh được nâng cao hiểu biết pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác hòa giải ở cơ sở qua việc tham gia các lớp tập huấn.
Xác định hành vi của Yia Song và Keo Song đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định tuyên phạt 2 bị cáo mức án tử hình.
Mai Chí Phương và Võ Thị Thành đã lừa của nhiều bị hại ở Hà Tĩnh số tiền hơn 70 tỷ đồng nhưng tại phiên tòa xét xử, cặp vợ chồng này vẫn quanh co chối tội.
Anh Trần Nhật Thắng (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Gần đây, trên các tuyến phố Hà Tĩnh xuất hiện tình trạng bán rùa rong sai quy định. Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Nhiều người dân ở Hà Tĩnh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi thủ đoạn các đối tượng mở "công ty ma", lập tài khoản ngân hàng mang tên công ty để lừa đảo qua mạng.
Ở phiên tòa này, bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm hầu tòa với các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Bán rong rùa trên địa bàn Hà Tĩnh và các tỉnh, thành khác là hành vi vi phạm pháp luật nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định.
Với hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, đối tượng Nguyễn Văn Thạch bị Tòa án nhân dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù giam.