Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để thiếu thuốc, vật tư gây ảnh hưởng công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh

(Baohatinh.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính họp bàn, tháo gỡ các khó khăn về mua sắm tập trung; các bộ, ngành liên quan cần có văn bản hướng dẫn về mua sắm tập trung để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.

Sáng 20/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống các loại dịch bệnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để thiếu thuốc, vật tư gây ảnh hưởng công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo Bộ Y tế điều hành điểm cầu Trung ương. Ảnh chụp màn hình trực tuyến.

Tại hội nghị, Bộ Y tế thông tin, đối với dịch bệnh COVID-19, đến nay, cả nước đã phát hiện 10,7 triệu ca, hơn 9,5 triệu người đã khỏi bệnh. Dịch có xu hướng giảm tương đối ổn định từ cuối tháng 3/2022 đến nay. Trong những ngày gần đây chỉ ghi nhận khoảng dưới 700 ca/ngày, trong 30 ngày qua, có 21 ngày không ghi nhận ca tử vong.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để thiếu thuốc, vật tư gây ảnh hưởng công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Đến ngày 17/6, Việt Nam đã tiêm được hơn 225,2 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19. Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có tỷ lệ tiêm các mũi 1, 2, 3, 4 tương ứng xấp xỉ 100%, 100%, 64,5% và 11,5%; trẻ em từ 12 đến 17 tuổi tiêm các mũi 1, mũi 2 đạt tỷ lệ xấp xỉ 100% và 97,7%; trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tiêm các mũi 1, mũi 2 đạt tỷ lệ xấp xỉ lần lượt 43,3% và 7%.

Theo nhận định từ WHO, thế giới đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của COVID-19 có thể làm cho dịch bệnh trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để thiếu thuốc, vật tư gây ảnh hưởng công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh

Các địa phương tham dự hội nghị. Ảnh chụp màn hình trực tuyến.

Các bệnh dịch lưu hành như: sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng tăng do đang bắt đầu vào cao điểm mùa dịch. Cả nước không ghi nhận các ổ dịch tập trung đối với các dịch bệnh như: sởi, sốt rét…; không ghi nhận các ca bệnh dịch nguy hiểm, mới xuất hiện như: viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân, đậu mùa khỉ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để thiếu thuốc, vật tư gây ảnh hưởng công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Về dịch bệnh COVID-19 tại Hà Tĩnh, từ ngày 1/1/2022 đến nay, toàn tỉnh có 50.463 ca mắc. Trong khoảng thời gian 20 ngày trở lại nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 8 ca mắc mới. Về kết quả tiêm chủng, đến nay, số người trên 18 tuổi trở lên đã tiêm 1 mũi đạt 100,57%, mũi 2 đạt 98.48%; tiêm mũi 3 đạt 59%, mũi 4 đạt 1%. Đối với trẻ em, đến nay, có 99,82% trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi 1 và 98.09% đã tiêm mũi 2; 35,57% trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm mũi 1 và 8% đã tiêm mũi 2. Theo đánh giá, hiện nay, trên địa bàn tỉnh, 216 xã, phường cấp độ dịch đều ở cấp 1.

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Y tế và các địa phương nhìn nhận, hiện nay, tiến độ tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 có xu hướng chậm lại, dẫn đến tình trạng tồn đọng vắc-xin ở nhiều địa phương. Nguyên nhân được các địa phương chia sẻ là do người dân bắt đầu có tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh; một bộ phận người dân lo ngại về các phản ứng phụ của vắc-xin nên công tác vận động người dân tiêm phòng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều địa phương gặp khó khăn trong mua sắm vật tư và thuốc y tế, ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, dịch đã được kiểm soát nhưng chưa hết mà vẫn còn xuất hiện các chủng mới; các hoạt động kinh tế trở lại bình thường nên nguy cơ dịch còn tiềm ẩn. Vì vậy, các ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là mà cần tiếp tục thực hiện các nội dung theo Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong bối cảnh cần đẩy nhanh phục hồi kinh tế hiện nay.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để thiếu thuốc, vật tư gây ảnh hưởng công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, một trong những giải pháp để phòng, chống hiệu quả dịch bệnh là tiêm chủng vắc-xin. Riêng về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng đối tượng tiêm mũi 4; các địa phương cần tăng cường công tác vận động để người dân chủ động tiêm chủng mũi nhắc lại; cán bộ, đảng viên cần gương mẫu trong thực hiện việc tiêm chủng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để thiếu thuốc, vật tư gây ảnh hưởng công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh

Đối với vật tư, thuốc y tế, Phó Thủ tướng khẳng định, không để thiếu thuốc, vật tư gây ảnh hưởng cho công tác phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Theo đó, ở cấp trung ương, Bộ Y tế, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính họp bàn, tháo gỡ các khó khăn về mua sắm tập trung; các bộ, ngành liên quan cần có văn bản hướng dẫn về mua sắm tập trung để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.