Phụ nữ đừng biến mình thành “siêu nhân”

“Em mệt rồi, chia tay đi”, khi Hoa nói thế Hoàng hỏi lại rằng có phải chính Hoa đang tự làm mình mệt không?

01

Hoa vẫn quả quyết chia tay, cô đã thấm mệt với việc vừa nấu cơm, vừa trông con, vừa chờ chồng về ăn cơm.

Phụ nữ đừng biến mình thành “siêu nhân”

Lúc con khóc Hoa vừa một tay bế con, một tay quấy nốt nồi bột. Có lúc Hoa đã đánh con khi cô đang gọi điện cho Hoàng hỏi khi nào về và Hoàng không bắt máy, con thì khóc đòi xem điện thoại. Cô không nghĩ cuộc sống sau hôn nhân lại quay cuồng trong những mớ bòng bong không lối thoát như thế.

Hoàng vẫn tiếp tục vô tâm sau những lời càm ràm của vợ. Còn Hoa vẫn tiếp tục vừa quát con, quát chồng vừa ba đầu sáu tay làm tất cả những việc như thể vai trò của phụ nữ là vậy.

Hôm nay Hoa đòi ly hôn, Hoàng nói như thế nhưng Hoa quả quyết: “Em nghĩ kỹ rồi”.

Đúng vậy, cô đã nghĩ rất kỹ. Lấy chồng, sinh con Hoa đều chưa tính toán thì nó tới. Yêu thì cưới, cưới rồi đẻ như bất kỳ người phụ nữ nào khác. Và mệt rồi thì ly hôn...

02

Sau ly hôn, Hoa vẫn không thấy vui. Công việc vẫn bấy nhiêu, chỉ là không có “danh nghĩa” một ông chồng để tức tối nữa mà thôi. Tức là Hoa không còn kỳ vọng gì vào sự giúp đỡ của ai đó mà gánh gồng tất cả như việc hiển nhiên phải vậy.

Phụ nữ đừng biến mình thành “siêu nhân”

Thế nhưng, Hoa vẫn vừa phải bế con vừa nấu cơm. Vừa quát con vừa làm nốt công việc còn dang dở chưa xong. Và Hoa cũng thấy trống vắng khi không có một người đàn ông bên cạnh. Điều đó, dường như chỉ là biến một nỗi khổ này thành một nỗi khổ khác.

Vậy thực sự có phải là tất cả tại Hoàng không? Hoa nghĩ tới lời Hoàng nói: “Có phải chính em đang tự làm mình mệt không?”. Lúc đó Hoa đã hét lên vào mặt Hoàng: “Tôi tự làm tôi mệt khi anh không hề nhúng tay vào bất cứ việc gì ư? Như thể con tôi là do tôi tự đẻ ra và tôi phải tự chịu trách nhiệm ư?” .

Hoàng lí nhí: “Ừ, anh cũng sai. Nhưng anh đã nghĩ không có anh, em vẫn tự làm được”.

Hôm đó Hoa sang nhà Linh chơi, cô bạn tí tởn 2 vợ chồng dắt nhau đi cafe để đứa lớn trông đứa bé ở nhà. Hoa nhăn mặt: “Sao cậu có thể để 2 đứa bé trông nhau như vậy, có sợ ở nhà nguy hiểm không?” . Linh cười: “Bọn nhóc nhà tớ đã trông nhau như thế 3 năm nay rồi. Thậm chí đứa lớn còn nấu cơm cho đứa bé ăn được”. Hoa giật mình, tại sao cũng lấy chồng cũng sinh con mà bạn khác mình như thế?

03

Phụ nữ có chồng cũng là kiểu “có chồng this”, “có chồng that”. Người thì nhẹ nhàng như không, vẫn tham dự các cuộc gặp gỡ bạn bè, vợ chồng vẫn có thời gian riêng tư cho nhau. Lúc đó Hoa đã nghĩ rằng là vì họ may mắn, lấy được ông chồng tâm lý và biết điều, là vì họ có điều kiện kinh tế...

Còn Hoa thuộc về kiểu phụ nữ lấy chồng mà đầu tắt mặt tối, lúc nào cũng quay cuồng và khổ sở như đây là một kiếp nạn phải hứng chịu.

Phụ nữ đừng biến mình thành “siêu nhân”

Hôm đó Linh đã nói với Hoa: “Cậu cũng nên thế, tắt chế độ một cô vợ siêu nhân đi. Chồng mình vốn không phải là một người đàn ông tuyệt vời ngay từ ban đầu. Nhưng mình phải chấp nhận những rủi ro để tập trung làm 1 thứ, sau đó chuyển qua làm việc khác.

Có lẽ vì mình vốn không nhanh nhẹn như cậu, nên mình chọn cách này. Vì cần hâm nóng tình cảm riêng tư nên mình phải bớt lo đi về con cái và dạy chúng độc lập từ sớm. Vì mình không biết vừa bế con vừa nấu cơm nên mình sẽ chơi với con rồi sau đó mới nấu, cơm ăn muộn một chút nhưng ngon vì vui vẻ”.

Hoa lúc này dường như mới hơi nhận ra rằng phụ nữ không phải là siêu nhân và cô đã ôm đồm làm tất cả mọi việc cùng lúc. Hoa nhận ra cô đã học lối sống tối giản của người Nhật mà dọn nhà ngăn nắp nhưng lại quên dọn lại tâm trí mình và tất cả những ẩn ức ấy một ngày bùng lên như sóng thần phá hủy tất cả. Hôn nhân không hàn gắn lại được nữa và những vết rách trong tâm hồn của Hoa cũng chưa vá được.

Cô tự nghĩ sẽ phải sắp xếp lại suy nghĩ, sắp xếp lại hành động để không đóng vai người phụ nữ siêu nhân nữa. Bớt cầu toàn đi một chút, bớt đóng vai phụ nữ đảm đang đi một chút và biết chấp nhận những phần không hoàn hảo của chính minh, của người khác.

Theo PNVN

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.