Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Trọng Cầu - 96 tuổi đời, 72 tuổi Đảng - ở thôn Đình Cương, xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) luôn sống và răn dạy con cháu thấm nhuần tinh thần tự học của Bác Hồ. Ông là người may mắn có 3 lần được gặp Bác.

Nhớ mãi kỷ niệm 3 lần được gặp Bác Hồ

Ở tuổi 96, trong nhiều câu chuyện về cuộc đời của mình có lúc nhớ lúc quên thế nhưng khi nhắc đến những kỷ niệm gặp Bác Hồ, ông Nguyễn Trọng Cầu vẫn nhớ như in từng chi tiết.

Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

Những lần trò chuyện cùng con cháu, ông Cầu vẫn thường nhắc lại những kỷ niệm 3 lần gặp Bác Hồ.

Ông kể: “Lần đầu tiên đó là năm 1958, khi tôi đang giảng dạy tại Trường Bổ túc văn hóa công nông Trung ương. Hôm đó, Bác đến rất bất ngờ, sau khi đi thăm nơi ăn ở của học viên, Bác nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học viên trong trường. Lúc đó tim tôi đập nhanh lắm, tôi không nghĩ cuộc đời mình lại có được cơ hội nghe Bác nói thật gần như thế này. Tôi nghĩ có lẽ Bác sẽ nói điều gì đó cao xa lắm, nhưng không, Bác mở đầu chỉ bằng mấy câu thơ trong quyển Tam Tự Kinh của Trung Quốc “Nhân chi sơ, tính bản thiện/ Tính tương cận, tập tương viễn...”.

Rồi Bác phân tích ấy là con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh. Chỉ thế thôi nhưng tôi nhớ mãi và lấy đó làm điều để răn dạy bản thân”.

Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

Trong tủ sách của ông Cầu luôn có nhiều cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chỉ 2 năm sau đó, vào năm 1960 khi đang học Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (tên gọi của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thời điểm đó), ông Cầu tiếp tục được là học viên nghe Bác căn dặn việc chăm học tập, rèn luyện tư tưởng để tiến lên xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa.

Tiếp đó, vào năm 1963, khi ông đang nghiên cứu chuyên đề tại Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (tên gọi của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thời điểm đó), Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Lưu Thiếu Kỳ sang thăm Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đến Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc để nói chuyện về tình hữu nghị Việt - Trung.

Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

Bồi hồi khi nhắc đến kỷ niệm những lần gặp Bác, ông Cầu nhớ mãi lời Bác căn dặn

Ông Cầu bồi hồi: “Cách Bác nói chuyện thật ân cần, gần gũi nhưng cũng rất uyên bác, ý nhị. Phong thái giản dị và tình cảm nồng ấm của Người đã in đậm vào ký ức cuộc đời tôi, trở thành động lực thúc đẩy tôi càng phải sống và làm việc thật xứng đáng với lời dạy của Người”.

Sau 3 lần gặp đó, ông Cầu còn được gặp Bác thêm một lần cuối cùng vào năm 1969. Lần gặp Bác mà ông không hề mong muốn!

Giọng nói như lạc đi, ông kể: “Năm 1969, tôi cùng đoàn cán bộ Đại học Vinh ra họp tại Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo), cũng lúc đó biết tin Bác mất. Họp xong, tôi được cùng đoàn cán bộ của Bộ Quốc gia Giáo dục đến viếng Người. Chỉ mấy giây đi qua nhìn Bác lần cuối, lòng tôi lúc đó hụt hẫng, trái tim như bị ai bóp nghẹt”.

“Học không bao giờ thừa”

Ông Nguyễn Trọng Cầu sinh ra trong gia đình có cha làm nghề dạy học, mẹ làm ruộng. Năm 1930 cha của ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh rồi bị thực dân Pháp truy nã.

Tình cảnh đó khiến cả gia đình ly tán, ông Cầu, mẹ và các chị được làng xóm, anh em họ ngoại cưu mang, còn người cha phải thoát ly ở Thái Lan, mãi 30 năm sau (năm 1960) mới trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

Hình ảnh lưu niệm đại gia đình ông Nguyễn Trọng Cầu.

Năm 1936, mẹ con ông Cầu được bà con giúp làm 2 gian nhà tre tại thôn Đình Cương, xã Trung Lộc. Cũng lúc đó ông Cầu mới được đi học trường làng. Thế nhưng điều kiện khó khăn nên ông chỉ được học chữ đến hết lớp 3.

Bởi có vốn chữ nghĩa lại ham học hỏi, nhiệt tình trong các hoạt động vì vậy ông Cầu được tham gia đội tự vệ thôn, Ban Chấp hành thanh niên cứu quốc xã. Năm 1945, ông cùng với người dân địa phương tham gia khởi nghĩa giành chính quyền.

Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

Với những đóng góp trong công tác khuyến học, giáo dục, ông Cầu được nhận nhiều bằng khen, giấy khen.

Năm 1947 - 1953, ông được tuyển vào làm công nhân Nhà in tỉnh Hà Tĩnh rồi điều chuyển công tác về làm chuyên viên tại Huyện ủy Can Lộc, sau đó Trường cấp II Đặng Dung (xã Tùng Lộc, Can Lộc).

Cũng trong quãng thời gian này ông Cầu vừa làm vừa học bổ túc văn hóa và được kết nạp vào Đảng vào năm 1949. Trải qua nhiều khóa học, đào tạo, từ năm 1957 - 1959 ông trở thành giáo viên giảng dạy văn hóa tại Trường Bổ túc công nông Trung ương đóng tại Giáp Bát, Hà Nội. Sau đó, ông trở về dạy lý luận chính trị, làm cán bộ quản lý tại Trường Đại học Vinh cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1986.

Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

Tinh thần tự học của Bác Hồ là động lực soi sáng cuộc đời của người đảng viên cao tuổi Nguyễn Trọng Cầu.

Ông Cầu chia sẻ, chính từ những lần được gặp Bác, những câu chuyện kể, cuốn sách viết về Bác Hồ đã trở thành động lực soi sáng cho cuộc đời của người đảng viên cao tuổi.

Ông Cầu bộc bạch: “Vốn con nhà nghèo, nhờ có cách mạng, nhờ có Bác mà được đi học bởi vậy tôi luôn nhắc mình phải nghiêm túc, trách nhiệm với việc học. Tôi cũng học được nơi Bác tính tự học, tự nghiên cứu và làm giàu kiến thức của mình; học ở mọi lúc, mọi nơi và học ở mọi người”.

Ngay cả khi đã nghỉ hưu, ông Cầu vẫn tích cực tham gia các hoạt động của Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học xã Trung Lộc; từng là Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học xã giai đoạn 2000 - 2010.

Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

Ông luôn nhắc nhở, căn dặn con cháu tích cực học tập, tự học.

Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Can Lộc Trần Đình Sửu cho biết: “Ông Cầu đã có hơn 30 năm tham gia hoạt động hội. Thời điểm là cán bộ hội, ông luôn tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc; khi tuổi đã cao ông vẫn là hội viên gương mẫu, thường xuyên có nhiều đóng góp xây dựng tổ chức hội, thực hiện công tác khuyến tài. Nhiều năm nay, mỗi tháng ông Cầu trích một phần tiền từ lương của mình, gom góp để trao tặng các em nhỏ hiếu học trong xã. Riêng tết năm 2020, ông dành 10 triệu đồng - số tiền con cháu biếu ông để trao tặng các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học trong xã”.

Bây giờ dù tuổi đã cao, mắt mờ, chân chậm, nhưng ngày ngày ông Cầu vẫn luôn dành thời gian để nghe đài, đọc sách báo. Ông bảo: “Người già thì mắt có thể mờ nhưng không thể mờ kiến thức, nên mỗi ngày còn khỏe mạnh là tôi còn đọc sách, báo để biết những thông tin, kiến thức mới”..

Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

Lãnh đạo huyện Can Lộc trao giấy khen vinh danh ông Nguyễn Trọng Cầu là điển hình học và làm theo Bác của huyện Can Lộc giai đoạn 2016 - 2021.

Ông cũng luôn răn dạy, nhắc nhở các con cháu về tính tự học, gặp gỡ từng giáo viên để nắm bắt kết quả học tập của các cháu... Ông Cầu có 6 người con, 4 trai 2 gái; các con cháu chắt đều ngoan, đỗ đạt cao. Gần đây nhất, em Nguyễn Công Sơn (cháu nội của ông Cầu) là thủ khoa đầu vào chuyên Toán, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh năm 2020 - 2021.

Anh Nguyễn Tiến Thông - con trai ông Cầu chia sẻ: “Từ ông nội đến cha tôi luôn là người rộng lượng, bao dung, có lối sống khoa học, kỷ luật và luôn vì mọi người. Tôi nhớ mãi lời cha dạy các con cháu rằng, học không bao giờ thừa, tiền tiêu từng nào cũng hết nhưng tiêu chữ sẽ ra tiền và có ích cho xã hội. Những năm gia đình còn đói khổ, cha vẫn động viên anh em chúng tôi học chữ”

Đảng viên 72 năm tuổi Đảng tự hào kể chuyện 3 lần được gặp Bác Hồ

Gia đình ông Cầu luôn đi đầu trong đóng góp xây dựng NTM tại địa phương.

Và nay, hòa vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông Cầu cùng các con cháu vẫn luôn đi đầu trong tham gia các phong trào ở thôn Đình Cương. Gia đình ông từng đóng góp hơn 16 triệu đồng xây dựng, tu bổ đường dây điện của thôn.

Ở tuổi 96, dẫu không thể tham gia các phong trào, hoạt động như trước, nhưng ông Cầu vẫn luôn là cây cổ thụ tỏa bóng mát cho thế hệ sau, cho các con cháu noi theo và học tập.

Gia đình ông Cầu là gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương, bản thân ông là thầy giáo về hưu luôn sống gương mẫu, răn dạy con cháu hiếu thảo, làm việc có ích cho xã hội. Ông là người tâm huyết, trách nhiệm với công tác khuyến học, khuyến tài của xã, cũng là pho sử sống của người dân Trung Lộc khi muốn tìm hiểu những câu chuyện về Bác Hồ.

Ông từng được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, bằng khen do Trung ương Hội Cựu giáo chức trao tặng... và là điển hình học và làm theo Bác của huyện Can Lộc giai đoạn 2016 - 2021”.

Ông Phan Văn Lương - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trung Lộc

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...