Xuân với thi nhân

(Baohatinh.vn) - Mùa xuân với sức sống và vẻ đẹp diệu kỳ của tạo hóa đã làm đắm say biết bao tâm hồn thi sĩ. Chu du qua những vần thơ xuân của các tao nhân mặc khách xưa nay, ta thấy như đang ngây ngất trong hương sắc mùa xuân.

xuan voi thi nhan

Ảnh minh họa từ internet

Ngay từ tên gọi, xuân đã được các nhà thơ đặt cho bao nhiêu cái tên hay, đẹp, ấn tượng và đầy biểu cảm. Từ “nàng xuân”, “chúa xuân”, “hồn xuân” cho đến “gió xuân”, “lá xuân”, “xuân hồng”, “xuân tươi”, “xuân xanh”, “xuân chín”… Xuân mênh mang trong vô vàn cung bậc và ngất ngây trong muôn trùng xúc cảm của thi nhân. Tản Đà vừa ôm giữ chúa xuân, vừa sợ mất xuân, rồi trọn lòng chung thủy với xuân:

Gặp xuân ta giữ xuân chơi

Câu thơ chén rượu là nơi đi về

Hết xuân, cạn chén xuân về

Nghìn thu nét mực thơ đề vẫn xuân!.

Đại thi hào Lý Bạch vẽ được tâm trạng u buồn, nhớ nhung của người thiếu phụ có chồng đi xa, khi xuân về càng thêm lạnh lùng cảnh chăn đơn gối chiếc:

Khi chàng tưởng nhớ ngày về

Chính là khi thiếp tái tê nỗi lòng

Gió xuân ai biết chi cùng

Cớ sao len lỏi vào trong màn là.

Nhà thơ Nguyễn Bính bị mùa xuân hút cả tâm hồn với rất nhiều thi phẩm viết về xuân… Trong “Mùa xuân xanh”, tình yêu của ông thật non tơ, chân chất, mơ mộng đến nao lòng:

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh

Tôi đợi người yêu đến tự tình

Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy

Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

Chàng thi sĩ nổi tiếng với những bài thơ mang đậm hương đồng gió nội như không kịp rào đón bởi tiếng giao mùa đã vẫy gọi đi tìm người đẹp cùng hái lộc đầu xuân:

Khách qua đường ơi! Em tôi đây!

Chân em cỏ mượt, mắt hồ đầy

Lòng em hóa cảnh chờ anh gặp

Man mác hồn xuân ngọn gió hây.

Nhà thơ Xuân Diệu đắm đuối, ngất ngây trong ánh sáng, trong sắc màu của đất trời, cỏ cây, hoa lá và cảm thấy mùa nào cũng có cảnh sắc của mùa xuân:

Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé

Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa

Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa

Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.

Ông vua thơ tình đã reo lên, say đắm, chếnh choáng trước nàng xuân: “Cho no nê thanh sắc của thời tươi/ Hỡi xuân hồng/ Ta muốn cắn vào ngươi!”. Còn nhà thơ Hàn Mặc Tử mặc dầu bị bệnh tật dày vò, nhưng đối với xuân vẫn chan chứa đắm say và khao khát yêu thương:

Lá xuân sột soạt trong làn nắng

Ta ngỡ, em ơi, vạt áo hường

Thử áo ngày xuân em mới mặc

Lòng ta rộn rã nỗi yêu thương.

“Mùa xuân chín” của ông dành trọn vẹn tình cảm yêu thương, trân trọng cho những người con gái vùng quê, sớm hôm dầu dãi nắng sương để làm ra hạt lúa, củ khoai:

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.

Chế Lan Viên rối rít, vồ vập giữa mùa xuân, ngẩn ngơ, đắm đuối trước cảnh đẹp của đất trời khi xuân về và thể hiện bằng tứ thơ thật tưng bừng, rộn rã:

Đây, tà áo chuối non bay phất phới

Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai

Đây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói

Đây hoa đào mỉm miệng đón xuân tươi.

Nhà thơ Tố Hữu - chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam, có những vần thơ viết về xuân chan chứa yêu thương, coi mùa xuân như người bạn tình thân thiết:

Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy?

Hỡi em yêu mà má em đỏ dậy

Như buổi đầu hò hẹn say mê

Anh nắm tay em sôi nổi, vụng về…

Mùa xuân luôn đồng điệu với thi ca và cái đẹp. Vui buồn với mùa xuân là chuyện muôn đời của thi nhân vốn đa cảm và nặng nợ với nhân tình thế thái. Thi ca là cả một trời ngôn ngữ yêu thương, mong ước, đợi chờ, khổ đau, hạnh phúc để thi nhân cảm tác, dâng hiến cho đời những thanh âm tuyệt diệu.

Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Chủ đề Chào năm mới 2024

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.