Chỉ số PMI Việt Nam tăng mạnh trong tháng 5

(Baohatinh.vn) - Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tăng lên 54,7 điểm trong tháng 5 so với mức 51,7 điểm của tháng 4/2022.

Chỉ số PMI Việt Nam tăng mạnh trong tháng 5

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 54,7 điểm trong tháng 5/2022. (Ảnh minh họa)

Theo IHS Markit - công ty thu thập kết quả khảo sát chỉ số PMI, sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 5 với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.

Tăng trưởng của số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng nhanh hơn. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc các công ty tiếp tục phải xây dựng lại đội ngũ nhân viên vào thời điểm giữa quý II.

Việc làm đã tăng tháng thứ hai liên tiếp với tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2021. Hoạt động mua hàng cũng tăng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng.

Mặc dù mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh, tồn kho hàng mua tiếp tục giảm khi hàng hóa đầu vào đã được dùng trong quá trình sản xuất. Tồn kho hàng hóa trước sản xuất đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù mức giảm là nhẹ. Tồn kho thành phẩm cũng giảm.

Tốc độ lạm phát vẫn tăng mặc dù có một số dấu hiệu chậm lại trong tháng 5. Cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với tốc độ chậm nhất trong 3 tháng. Người trả lời khảo sát cho biết, chi phí dầu và khí đốt tăng, cùng với mức tăng của phí vận chuyển cũng tạo thêm áp lực cho lạm phát. Để bù đắp, các công ty đã chuyển gánh nặng giá cả sang cho khách hàng.

Ngoài việc kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu, một ảnh hưởng khác mà các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc đại lục gây ra cho ngành sản xuất Việt Nam là tình trạng chậm chễ trong khâu nhận hàng hóa đầu vào. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã kéo dài với mức độ trầm trọng hơn so với tháng 4. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết những khó khăn trong chuỗi cung ứng cũng là do những vấn đề trong khâu chuyển hàng quốc tế gây ra.

Tâm lý kinh doanh đã tăng tháng thứ hai liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 1/2022.

Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, ông Andrew Harker - Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nói: “Các nhà sản xuất Việt Nam đang ngày càng có thể hoạt động bình thường hơn khi tình trạng gián đoạn do đại dịch dần mất đi, và tháng 5 đã chứng kiến mức tăng mạnh của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, từ đó làm tăng việc làm và hoạt động mua hàng. Cũng có niềm tin ngày càng tăng rằng các công ty sẽ không tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn do COVID-19.

“Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục đã ảnh hưởng lên ngành sản xuất theo hai cách chính - hạn chế nhu cầu hàng xuất khẩu và tiếp tục làm thời gian giao hàng bị kéo dài. Do đó, các công ty hy vọng rằng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc Đại lục cũng có thể bình thường trở lại sớm, từ đó tiếp tục thúc đẩy phục hồi sản xuất ở Việt Nam” – ông Harker nói thêm.

(Theo IHS Markit)

Đọc thêm

Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Ấn Độ phóng tên lửa vào 9 mục tiêu trên lãnh thổ Pakistan và vùng Pakistan kiểm soát ở Kashmir, trong khi Islamabad tuyên bố bắn rơi 5 máy bay quân sự của đối thủ ở biên giới.
Đức có tân thủ tướng

Đức có tân thủ tướng

Ông Friedrich Merz đã giành đủ sự ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội để trở thành Thủ tướng Đức.
Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Tổng thống Trump bổ nhiệm Ngoại trưởng Rubio làm Cố vấn An ninh Quốc gia, sau khi đề cử ông Mike Waltz làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Khám phá hành trình lịch sử của những chiếc xe quyền lực nhất nước Nga tại Bảo tàng Garage Đặc biệt Moskva – nơi lưu giữ từ ô tô hoàng gia cổ điển đến siêu limousine Aurus hiện đại của Tổng thống Putin.
Gaza bên bờ vực thảm họa

Gaza bên bờ vực thảm họa

Giá thực phẩm tăng vọt, nguồn cung nhiều mặt hàng thiết yếu cạn kiệt, cùng tình trạng phong tỏa viện trợ đang đẩy Gaza đến bờ vực thảm họa nhân đạo tàn khốc.