Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo đại hội hội nông dân các cấp và Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam

Thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị số 16-CT/TW, ngày 10/8/2022 về lãnh đạo đại hội hội nông dân các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028. 

Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo đại hội hội nông dân các cấp và Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam

Ảnh minh họa: Quang Thọ

Chỉ thị nêu rõ: Trong 5 năm qua, hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam và phong trào nông dân đạt những kết quả quan trọng. Hội nông dân các cấp đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, tập trung xây dựng tổ chức hội nông dân và giai cấp nông dân vững mạnh; tăng cường tuyên truyền, vận động tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; phát huy vai trò của nông dân, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tăng cường niềm tin của nông dân với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, công tác hội và phong trào nông dân vẫn còn những hạn chế: Chậm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; năng lực cán bộ hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; công tác giám sát và phản biện xã hội hiệu quả chưa cao. Công tác hội và phong trào nông dân phát triển chưa đồng đều, chưa khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của nông dân trong phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền đối với công tác hội và phong trào nông dân, xây dựng giai cấp nông dân chưa thật đầy đủ, đúng mức…

Năm 2023 sẽ diễn ra đại hội hội nông dân các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 - sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp nông dân và tổ chức Hội Nông dân Việt Nam; là cơ hội để đẩy mạnh công tác xây dựng hội nông dân các cấp, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh; phát huy vai trò to lớn của nông dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Để đại hội hội nông dân các cấp đạt kết quả cao, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền về vị trí, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân trong giai đoạn mới; xác định nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; gắn xây dựng giai cấp nông dân với quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo thuận lợi để nông dân chủ động tiếp cận thị trường, các nguồn lực, các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; có chính sách đặc thù hỗ trợ nông dân nghèo, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và cư dân nông thôn.

2. Tiếp tục thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, tập trung xây dựng, chỉnh đốn, củng cố tổ chức hội nông dân các cấp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt; đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân vào tổ chức hội; xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, văn minh, có trách nhiệm xã hội; khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, tương thân, tương ái, ý chí, khát vọng vươn lên, xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc; quan tâm đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực tổ chức sản xuất cho nông dân; khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi số, xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, sản phẩm nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn..., thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

3. Ban chấp hành hội nông dân các cấp chuẩn bị và tổ chức tốt đại hội. Báo cáo trình đại hội cần đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động của Hội trong 5 năm qua; khẳng định những kết quả đạt được; nêu rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; căn cứ tình hình thực tế, chủ trương, đường lối của Đảng và chức năng, nhiệm vụ của Hội để đề ra phương hướng công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ tới bảo đảm phù hợp, sáng tạo, thiết thực, khả thi, khắc phục được những hạn chế, yếu kém, góp phần nâng cao đời sống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân.

4. Công tác nhân sự phải bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình theo quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; lựa chọn được những người có đủ điều kiện, năng lực, uy tín, tâm huyết với công tác hội và phong trào nông dân; xây dựng cơ quan lãnh đạo hội các cấp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, cơ cấu hợp lý, có sự kế thừa và phát triển. Quan tâm bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, người am hiểu nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cơ quan lãnh đạo Hội. Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ Hội không đủ thời gian tái cử.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đại hội, công tác hội và phong trào nông dân trước, trong và sau đại hội; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong các cấp hội với nhiều công trình, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, thiết thực chào mừng đại hội; kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác hội và phong trào nông dân.

6. Các cấp chính quyền, các ban, ngành chức năng liên quan phối hợp, bảo đảm các điều kiện cần thiết để hội nông dân các cấp tổ chức đại hội trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả và đúng tiến độ. Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo ban chấp hành hội nông dân các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội và quá trình tổ chức đại hội.

Đại hội hội nông dân cấp cơ sở hoàn thành trong quý I/2023; đại hội hội nông dân cấp huyện hoàn thành trong quý II/2023; đại hội hội nông dân cấp tỉnh hoàn thành trong quý III/2023; Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII tổ chức vào cuối quý IV/2023.

7. Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam và Văn phòng Trung ương Đảng giúp Ban Bí thư theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này.

Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ.

Theo Báo Nhân dân

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...