Dâng hương tưởng niệm 201 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du

(Baohatinh.vn) - Lễ giỗ lần thứ 201 Đại thi hào Nguyễn Du ở Hà Tĩnh là dịp để tưởng nhớ, tôn vinh những giá trị mà Danh nhân văn hóa thế giới để lại cho dân tộc Việt Nam và cho nhân loại.

Sáng nay (16/9), tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, đoàn cán bộ của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng làm trưởng đoàn tổ chức dâng hương nhân ngày giỗ lần thứ 201 của Đại thi hào.

Cùng dự buổi lễ có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; cấp ủy, chính quyền huyện Nghi Xuân và con cháu dòng họ Nguyễn - Tiên Điền.

Dâng hương tưởng niệm 201 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương...

Dâng hương tưởng niệm 201 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du

dâng rượu...

Dâng hương tưởng niệm 201 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du

...theo nghi lễ truyền thống tại phần mộ Đại thi hào Nguyễn Du.

Lễ giỗ lần thứ 201 Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp nên nghi lễ được tổ chức gọn nhẹ song vẫn đảm bảo theo đúng phong tục truyền thống văn hóa Việt Nam.

Dâng hương tưởng niệm 201 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du

Đoàn dâng hương...

Dâng hương tưởng niệm 201 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du

... và dâng lễ tại nhà thờ Đại thi hào Nguyễn Du.

Lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du là dịp để tưởng nhớ, tôn vinh những giá trị mà Danh nhân văn hóa thế giới để lại cho dân tộc, cho nhân loại. Tên tuổi và sự nghiệp của ông, đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại.

Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Cha ông là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm, quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê, mẹ là bà Trần Thị Tần, quê ở Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Nguyễn Du để lại cho hậu thế sự nghiệp văn chương đồ sộ: gồm ba tập thơ chữ Hán với 249 bài: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục; những sáng tác bằng chữ Nôm tiêu biểu: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thác lời trai Phường Nón và Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh). Toàn bộ tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du đều chứa chan tình yêu thương đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) họp ở Paris đã chính thức ban hành Nghị quyết số 37C/15 phê chuẩn Quyết định số 191EX/32 và 192EX/32, nhất trí vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du cùng với 107 danh nhân văn hóa toàn thế giới.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast