Phiến quân Nhà nước Hồi giáo chạy khỏi Kobani

Các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu hôm nay đẩy lui các phiến quân IS khỏi thị trấn Kobani gần biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, loại bỏ nguy cơ "thảm họa nhân đạo" nếu chúng chiếm giữ khu vực này.

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo chạy khỏi Kobani ảnh 1
Khói bốc lên dữ dội sau các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh vào Kobani hôm nay. Ảnh: Reuters

"Hiện chúng ở bên ngoài các lối vào thành phố Kobani. Các trận nã pháo và ném bom rất hiệu quả và kết quả là các phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bị đẩy lui khỏi nhiều vị trí", Reuters dẫn lời Idris Nassan, cấp phó phụ trách ngoại giao của người Kurd ở quận Kobani, cho biết.

Theo ông Nassan, đây là cuộc rút quân lớn nhất của IS khi chúng tiến vào thành phố và họ có thể coi đây là khởi điểm cho cuộc thoái lui của IS khỏi khu vực này.". Phóng viên Reuters cho biết họ nghe thấy tiếng hỏa lực dữ dội từ sáng tay từ bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Các tay súng IS đã bao vây ba phía của Kobani suốt nhiều tuần. Hôm qua, chúng giương cao hai lá cờ đen biểu tượng trên sườn phía đông của Kobani. Nếu chiếm được Kobani, IS sẽ kiểm soát được một dải dài biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, củng cố sức mạnh ở phía bắc Syria và nước láng giềng Iraq. Ít nhất 400 người thiệt mạng trong ba tuần giao tranh ở Kobani và 160.000 người Syria đã chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ lánh nạn.

Từ hôm qua, Mỹ và các nước đồng minh tăng cường các cuộc không kích nhằm đảo chiều bước tiến của phiến quân ở khắp phía bắc Syria và Iraq.

Hôm qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo Kobani "sắp thất thủ". Nhà lãnh đạo đang đối mặt với sự phản đối ngày càng lớn từ những người Kurd ở nước này do ông từ chối ủng hộ quân sự cho thị trấn ở bên kia biên giới. Người Kurd ở Thổ có nhiều mối liên hệ họ hàng, gia tộc với những người Kurd ở Kobani của Syria.

Mục tiêu của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ là lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, Mỹ khẳng định rằng chiến dịch không kích vẫn chỉ tập trung vào IS. Tân đại sứ của Liên Hợp Quốc tại Syria hôm qua cảnh báo về "thảm họa nhân đạo" khi thị trấn chiến lược Kobani có nguy cơ rơi vào tay phiến quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và kêu gọi quốc tế ứng phó khẩn cấp. Ông Staffan de Mistura cho rằng các nước cần có "hành động cụ thể" và phải can thiệp vào Kobani để cứu những người Kurd bị mắc kẹt ở thị trấn sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ này.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.