Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Khác với không khí trầm lắng ở thời điểm đầu vụ, những ngày gần tết Nguyên đán Nhâm Dần, vựa cam Vũ Quang (Hà Tĩnh) nhộn nhịp thương lái vào thu mua với mức giá khá cao nên người dân rất phấn khởi.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Thời điểm này, trên những đồi cam chín mọng, người dân Vũ Quang đang tất bật tuyển chọn để “cho ra lò” những quả cam đẹp nhất đến tay khách hàng.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Nhờ chăm sóc tốt nên các vườn cam ở Vũ Quang cho quả to, đều, ngọt, có màu vàng óng, được khách hàng “săn đón” mỗi ngày.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Chị Nguyễn Thị Tuần Hoàn - chủ vườn cam VietGap rộng 3 ha ở thôn Bình Quang (xã Đức Liên) cho biết: Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cùng với việc chăm sóc cẩn thận nên vườn cam của gia đình tôi cho năng suất cao, khoảng 24 tấn và cây nào quả cũng đạt chất lượng tốt. Từ đầu vụ thu hoạch đến nay, gia đình đã cung cấp ra thị trường gần 20 tấn, với giá bán từ 18 - 25 nghìn đồng/kg.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Cũng theo chị Hoàn, hiện vườn cam Xã Đoài của gia đình còn khoảng 4 tấn để cung cấp cho khách dịp tết. "Thị trường cam tết năm nay khá thuận lợi về đầu ra, khách đặt liên tục nên gia đình "chốt" đơn mỗi ngày. Hiện tại, tôi đang cung cấp cho thương lái 2 tạ/ngày, với mức giá 30 - 35 nghìn đồng/kg" - chị Hoàn chia sẻ.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Để giữ cho cam tươi, đảm bảo chất lượng vào dịp tết, ngoài chủ động tỉa cành tạo sự thông thoáng và bón phân hữu cơ để đảm bảo cho cây nuôi quả, gia đình chị Hoàn còn sử dụng túi bọc để cam được óng đẹp hơn, nhờ vậy mà giá cả cũng “trội” hơn so với những vườn khác.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Thời điểm này, vườn cam chanh của anh Mai Thế Dũng (thôn Ngân, xã Thọ Điền) còn khoảng 4 tấn quả để phục vụ thị trường dịp tết. Anh Dũng chia sẻ: Vụ cam tết mang lại nguồn thu rất lớn cho gia đình nên. Muốn bán được giá cao, gia đình phải theo dõi cam thường xuyên, chủ động cắt tỉa những nhành, quả sâu bệnh... để cam đạt chất lượng ngon nhất.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Cũng theo anh Dũng, dịch bệnh khiến việc tiêu thụ cam gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự chủ động kết nối thị trường, đồng thời nhu cầu tiêu thụ dịp tết tăng cao nên sản phẩm hiện có đầu ra khá ổn định; giá cam cũng tăng lên nhiều. Hiện tại, vườn cam chanh của anh Dũng đang bán với giá 30 nghìn đồng/kg.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Ngoài cam chanh, gia đình anh Dũng còn trồng gần 2 ha cam bù, cho sản lượng đạt khoảng 10 tấn.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Anh Dũng chia sẻ: Dù chưa đến tết nhưng khách hàng đã tìm đến tận nhà đặt tiền cọc mua bình quân cả vườn với giá 25 nghìn đồng/kg. Vụ cam tết này, nếu xuất bán hết cả cam chanh và cam bù, gia đình tôi thu về khoảng 350 triệu đồng.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Cách đó không xa, gia đình ông Nguyễn Văn Điệp (thôn Ngân, xã Thọ Điền) cũng đang phấn khởi "chốt" đơn cam bù mỗi ngày. Ông Điệp cho biết: "Dịp tết năm nay, gia đình có thể thhu hoạch khoảng hơn 25 tấn cam bù. Thời điểm này, tiểu thương trong tỉnh đã đến thu mua với giá 25 - 30 nghìn đồng/kg. Ngoài bán cho các đầu mối trong tỉnh, gia đình còn tiêu thụ ở một số thị trường lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... với giá 30 nghìn đồng/kg".

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Ông Điệp phấn khởi thu hoạch, phân loại cam để gửi cho khách ở Hà Nội.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Để quả cam bù còn tươi nguyên cuống và lá, khi thu hoạch người dân nơi đây phải hết sức cẩn trọng, 1 tay đỡ nhẹ nhàng phía dưới quả, tay kia cầm kéo cắt tỉa cẩn thận.

Rực vàng những vườn cam trĩu quả trên miền sơn cước Hà Tĩnh

Giá tăng cao, khách mua nhộn nhịp, bà con miền sơn cước Vũ Quang dường như đã đón một mùa xuân mới sớm hơn, ấm áp hơn.

Dịp tết năm nay, toàn huyện Vũ Quang có khoảng 4.000 tấn cam được cung cấp ra thị trường, chủ yếu là cam bù, cam chanh và cam Xã Đoài. Nhờ chăm sóc tốt nên chất lượng cam tết năm nay đẹp, quả to, ngọt đậm... Đặc biệt, khác với không khí ảm đạm ở đầu vụ khi lo ngại dịch bệnh COVID-19 tác động xấu, cam tết bán được giá, thị trường ổn định nên người dân rất phấn khởi. Hiện tại, cam chanh, cam Xã Đoài đang bán tại vườn với giá 30 - 35 nghìn đồng/kg (cao hơn đầu vụ 15 - 20 nghìn đồng/kg), cam bù có giá từ 25 - 30 nghìn đồng/kg.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.