Sáng 28/8: Có 198.614 bệnh nhân COVID-19 khỏi; 985 ca đang thở máy và ECMO

Đến nay Việt Nam có 410.366 ca COVID-19, trong đó 198.614 trường hợp đã khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 985 thở máy và ECMO. Cán bộ y tế nhiều địa phương tiếp tục vào TP HCM và Bình Dương hỗ trợ chống dịch.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 410.366 ca COVID-19, đứng thứ 63/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 166/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.174 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 406.233 ca, trong đó có 195.840 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum.

+ Có 04 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (199.483), Bình Dương (94.745), Đồng Nai (21.467), Long An (19.949), Tiền Giang (8.821).

Sáng 28/8: Có 198.614 bệnh nhân COVID-19 khỏi; 985 ca đang thở máy và ECMO

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.126, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 198.614 ca.

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.146 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.939

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.222

- Thở máy không xâm lấn: 93

- Thở máy xâm lấn: 866

- ECMO: 26

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 10.053 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,3% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 685.699 xét nghiệm cho 757.294 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 11.522.362 mẫu cho 30.740.951 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 26/8 có 298.212 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 18.843.004 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.607.991 liều, tiêm mũi 2 là 2.235.013 liều.

F0 ở Long An hồi phục sau 10 ngày thở máy

Sau 10 ngày được đội ngũ y, bác sĩ của Trung tâm hồi sức Covid-19 trung ương tại Long An tận tình chăm sóc, nam bệnh nhân T.T.P., 26 tuổi (ở xóm Cầu Xây, xã Long Trạch, huyện Cần Đước) đã đủ điều kiện xuất viện.

Trước đó, ngày 17/8, anh P. được chuyển tuyến lên Trung tâm hồi sức COVID-19 (trực thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) trong tình trạng nặng, bị suy hô hấp và tổn thương phổi.

BSCKII Lê Hùng Vương, Phó giám đốc Trung tâm hồi sức COVID-19 Trung ương tại Long An, cho biết sau khi tiếp nhận, người bệnh được điều trị tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế. Ê-kíp cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng đông, phối hợp thở oxy dòng cao và đáp ứng khá tốt.

Đến ngày điều trị thứ 8, người bệnh đã cai được thở oxy dòng cao và tiếp tục thở oxy kính đến ngày thứ 10 và được xuất viện.

Tập thể thầy thuốc đã hướng dẫn người bệnh những biện pháp vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và cách ly theo quy định.

Các địa phương tiếp tục chi viện cho TP HCM, Bình Dương chống dịch COVID-19

Đoàn công tác gồm 23 cán bộ nhân viên ngành y tế có kinh nghiệm, trình độ và năng lực của tỉnh Lai Châu đã lên đường hỗ trợ TP HCM chống dịch COVID-19 đợt 2. Theo kế hoạch, Đoàn sẽ tăng cường, hỗ trợ cho bệnh viện dã chiến ở quận 6, TP HCM.

Trước đó, ngày 6/8, Đoàn công tác gồm 50 y bác sĩ của tỉnh Lai Châu đã xuất quân hỗ trợ TP HCM đợt đầu tiên

Bệnh viện C Đà Nẵng cử đoàn chi viện đợt này gồm 15 bác sĩ, 29 điều dưỡng viên, 5 kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm từ tất cả khoa, phòng của bệnh viện. Các y, bác sĩ lên đường với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, mong muốn góp sức, hỗ trợ Bình Dương sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Trong đợt ra quân này tỉnh Hoà Bình đã lựa chọn 20 cán bộ y tế tham gia công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Bình Dương và 3 cán bộ y tế của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng với Quân khu III tham gia công tác chống dịch tại các tỉnh phía Nam.

Trước khi lên đường, tất cả cán bộ y tế tham gia Đoàn công tác hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh đều được tổ chức lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm SART-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime PT-PCR; được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

Cấp giấy báo tử, lưu trữ hồ sơ chậm nhất 24 giờ từ khi người bệnh tử vong

Sở Y tế TP HCM có văn bản gửi bệnh viện trực thuộc bộ ngành, bệnh viện công lập và ngoài công lập, bệnh viện điều trị COVID-19 và các trung tâm y tế quận, huyện về việc đăng ký khai tử trong tình hình dịch bệnh.

Theo Sở Y tế, ngày 20/8 đơn vị nhận được công văn của Sở Tư pháp về việc đăng ký khai tử cho công dân trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

Nhằm đảm bảo công tác đăng ký khai tử và các vấn đề phát sinh đối với người tử vong được giải quyết thống nhất, đúng quy định, Sở Y tế đề nghị đối với người bệnh tử vong tại các cơ sở y tế, đặc biệt các khu cách ly tập trung F0, bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 phải thống nhất nguyên nhân tử vong giữa hồ sơ bệnh án và giấy báo tử.

Thực hiện đúng quy định việc cấp giấy báo tử kể cả các trường hợp không liên hệ được với thân nhân, thực hiện ghi sổ và lưu trữ hồ sơ theo quy định chậm nhất 24 giờ kể từ khi người bệnh tử vong.

Đối với người tử vong tại cộng đồng, khu dân cư; trung tâm y tế quận, huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn cho trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn cấp giấy xác nhận tử vong có mắc hoặc không mắc COVID-19 chậm nhất 24 giờ kể từ khi nhận được khai báo của người nhà.

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 670.485 trường hợp mắc COVID-19 và 9.549 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 216 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,49 triệu người không qua khỏi.

Nhiều nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới.

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 193 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và 112.857 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 27/8, thế giới có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 68 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh với trên 39,5 triệu ca nhiễm, trong đó 653.237 ca tử vong.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.