Sao lại phải có hội phụ huynh?

Tiền từ việc lạm thu đang đi qua một đường cong mềm mại...

sao lai phai co hoi phu huynh

Minh họa LAP (TT)

Tôi không muốn gọi hội phụ huynh học sinh là “cánh tay nối dài” của nhà trường trong việc thu các khoản phí trên trời rơi xuống như người ta thường gọi.

Tôi thực thấy tiền từ việc lạm thu đang đi qua một đường cong mềm mại từ túi học sinh qua hội phụ huynh học sinh tới nhà trường.

Nó không đi thẳng mà mềm mại đi cong qua cái gọi là “sự đồng thuận” và “tự nguyện” của hội phụ huynh.

sao lai phai co hoi phu huynh

Yến Cuypers

Mà “sự tự nguyện” ấy, theo chủ quan của một người từng làm phụ huynh như tôi là cách diễn đạt khác cho việc “không dám”, “không hơi đâu” làm trái ý nhà trường, thày cô.

Tôi xin đố các bạn tìm ra trường hợp nào, ban phụ huynh của lớp, hội phụ huynh nhà trường đứng ra phản biện lại các quyết định, cách dạy học của thày cô hay nhà trường. Việc đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong trường học lại càng hiếm thấy.

Kỳ vọng có hội phụ huynh để hội đủ sức mạnh tập thể cho những trường hợp cụ thể cần kiến nghị đương nhiên sẽ trở thành vô vọng. Nên chăng, việc thiết thân của học sinh nào, thì phụ huynh ấy nên mạnh dạn đề xuất, kiến nghị, thậm chí là kiện ra chính quyền và toà án, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, thì ngay chỉ với một bài viết trên trang cá nhân cũng được phản hồi và chia sẻ mạnh mẽ khiến nhiều thày cô, trường học buộc phải điều chỉnh.

Vậy thử điểm lại xem có điều gì cần thiết để duy trì hội phụ huynh như hiện nay? Cần kiểm tra bếp ăn của nhà trường, điều kiện sinh hoạt cho trẻ bán trú? Ở nước ngoài, nơi trường học không có hội phụ huynh bếp ăn của nhà trường thường được Phòng Vệ sinh an toàn thực phẩm của chính quyền quận giám sát. Họ không chờ vài phụ huynh tình nguyện đi “sờ, ngửi, ngắm” mà có công cụ để đánh giá đo lường chất lượng vệ sinh thực phẩm hẳn hoi.

Ngoài ra, Bỉ - nơi tôi đang sinh sống, có một nếp rất hay, học sinh mang hộp thức ăn chuẩn bị sẵn từ nhà. Ai thích ăn gì ăn nấy, vừa yên tâm sạch sẽ, vừa ngon, bổ, rẻ. Em nào thích ăn tại căng tin của trường thì khỏi mang cơm hộp. Tự do lựa chọn. Mang cặp lồng cơm đi làm vốn chẳng phải chuyện xa lạ ở nước ta ngày trước, không hiểu sao lại mất đi một nếp sống rất tốt đó.

Một chị bạn tôi phát hoảng khi nghe tôi ủng hộ việc xóa bỏ Hội phụ huynh học sinh. Chị chất vấn: “Sẽ lấy đâu ra người tặng hoa, cảm ơn, phát biểu nhân các ngày lễ Tết, ngày 20/11?”. Thật lạ, điều chị lo lắng tôi lại thấy cần cắt bỏ đầu tiên trước khi kiến nghị ngắn gọn hóa bài phát biểu của hiệu trưởng cũng như không cần có thêm bài phát biểu của bậc đại diện chính quyền đáng kính nào đấy. Vì các cháu học sinh phải diễu hành, phải đứng, phải ngồi lâu đã mệt lắm rồi.

Khai giảng ở nước ngoài, trừ đối với các học sinh lần đầu tiên đến trường có một lễ đón tiếp long trọng thì sau đó đơn giản chỉ là ngày học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ hè, tay bắt mặt mừng gặp lại bạn bè, thày cô. Không diễu hành, không ca nhạc tự biên tự diễn, không cần tập luyện diễn tập hàng tuần và khai giảng không có phát biểu chỉ đạo, đánh giá này kia, thậm chí không cần đánh trống, và nói thực lòng, rất là nhẹ nhõm. Các hoạt động văn thể mỹ đều thông qua các buổi ngoại khóa, các câu lạc bộ, các lớp học kỹ năng và các con tham gia một cách hào hứng không bị cưỡng ép.

Xin hãy bớt đi các bài phát biểu, tặng hoa, vì những thứ lễ nghi hình thức này không giúp trẻ có thêm bài học nào hữu ích.

Cũng xin bớt đi những khoản tiền đóng góp “tự nguyện”, hãy trả lại hình ảnh thực chất cho giáo dục: Những ngôi trường xuống cấp, không có đủ khoảng không cho các cháu học thể dục, những phòng học không có điều hòa, không micro hay máy chiếu… để Nhà nước có quyết sách điều chỉnh kịp thời.

Một nền giáo dục mà phụ huynh phải lo lót hay chăm sóc cô để con không bị trù dập, bị ghét; phải cho con đi học thêm, phải góp tiền bồi dưỡng giáo viên thì thày cô mới đủ sống là một nền giáo dục đáng báo động.

Các bạn nghĩ sao, tôi thì tôi đề xuất bỏ hội phụ huynh. Tất nhiên đi cùng với nó là một cuộc cải cách giáo dục, mạnh mẽ và trí tuệ.

-----------------------------

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả

Yến Cuyper

Nguồn: Báo Giao thông

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.