Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi trong vụ sập cầu Phong Châu. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến kiểm tra tại hiện trường vụ sập cầu.

Trưa 9/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến hiện trường vụ sập cầu Phong Châu để kiểm tra và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ với các nạn nhân, theo chỉ đạo của Thủ tướng trong công điện vừa ban hành.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tỉnh Phú Thọ báo cáo sơ bộ thiệt hại từ vụ sập cầu. Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các lực lượng ngăn chặn 2 đầu cầu và dùng lưới để tìm kiếm người bị rơi xuống sông. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh báo cáo giải pháp cứu hộ đang gặp khó khăn do dòng nước xiết, không thể cho người, phương tiện xuống ngay được.

Dòng nước chảy xiết tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu (Ảnh: Hải Nam).

Dòng nước chảy xiết tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu (Ảnh: Hải Nam).

Theo lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, đây là tuyến lưu thông huyết mạch nên cần phải sửa chữa khôi phục ngay. Tỉnh đề nghị dùng quỹ dự phòng, khẩn cấp để triển khai làm mới cầu, nhưng Bộ GTVT cho biết sẽ phải thực hiện việc này trong 1 năm.

Để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, cơ quan chức năng cho biết sẽ tính toán phương án làm cầu phao tại đây.

Lúc 13h26 ngày 9/9, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, cho biết lực lượng chức năng đã giải cứu, vớt được 3 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu.

Theo vị lãnh đạo, cả 3 nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu. Trong đó, có một người trong tình trạng nguy kịch, 2 nạn nhân còn lại sức khỏe đã ổn định.

Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, các lực lượng công an, quân đội, y tế đang túc trực tại cầu Phong Châu, đầu huyện Tam Nông. Lực lượng cảnh sát cứu hộ cứu nạn đã chuẩn bị sẵn áo phao, dây cứu sinh, bình oxi... để tổ chức cứu nạn.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cùng đoàn công tác của Bộ GTVT và Ủy ban ATGT quốc gia đang đến điểm cầu sập. Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa điều phối lưu thông, hướng dẫn các phương tiện đường thủy không đi vào khu vực cầu sập.

Các đơn vị của Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng địa phương triển khai các phương án tìm kiếm các nạn nhân và xử lý sự cố.

Hiện trạng cầu Phong Châu sau khi bị gãy sập (Ảnh: Nguyễn Hải).

Hiện trạng cầu Phong Châu sau khi bị gãy sập (Ảnh: Nguyễn Hải).

Tại Phú Thọ, sau khi kiểm tra hiện trường và nghe các đơn vị chức năng báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang chỉ đạo trước mắt, công an tỉnh cần triển khai phương án phân luồng giao thông ở tất cả các hướng để tránh phương tiện từ Hà Nội lên và các tỉnh khác về đi qua cầu Phong Châu, đảm bảo phân luồng từ xa.

Các lực lượng quân đội, công an, y tế... sẵn sàng phương án để triển khai cứu hộ, cứu nạn; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, nhân lực để triển khai phương án khi đảm bảo các yếu tố an toàn.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

Sự cố sập nhịp cầu Phong Châu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, theo thông tin ban đầu có một số phương tiện giao thông và người bị rơi xuống sông.

Thủ tướng chỉ đạo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến ngay hiện trường để phối hợp với Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra, triển khai ngay công tác khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tập trung công tác cứu hộ cứu nạn đối với những nạn nhân vụ sập cầu.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu (Ảnh: Hải Nam).

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu (Ảnh: Hải Nam).

Cùng với việc rà soát chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông, các địa phương kiên quyết không để người dân qua lại nếu không bảo đảm an toàn; Thủ tướng yêu cầu rà soát, kịp thời phát hiện, tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các cầu giao thông, hồ đập, đê điều trên địa bàn.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an huy động ngay mọi lực lượng, phương tiện cần thiết, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và các địa phương có liên quan khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các nạn nhân vụ sập nhịp cầu Phong Châu.

Cầu Phong Châu là cây cầu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Cầu có lý trình tại Km18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông.

Báo Dân trí

Chủ đề Hướng về đồng bào vùng lũ

Đọc thêm

Khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (1 xe tải, 2 xe ô tô đầu kéo, 6 xe máy và 1 xe máy điện), đến nay xác định 8 người mất tích; đã cứu chữa và đưa 3 người bị thương đi cấp cứu.
Cảnh báo lũ khẩn cấp do hoàn lưu cơn bão số 3

Cảnh báo lũ khẩn cấp do hoàn lưu cơn bão số 3

Ngày 9/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức cuộc họp thông tin thiên tai khẩn cấp về bão số 3 (tên gọi quốc tế là Yagi). Đây cũng là cơn bão có sức gió mạnh nhất thế giới (ghi nhận đến thời điểm hiện tại) trong năm 2024.
24 người chết do bão Yagi

24 người chết do bão Yagi

Bão Yagi đổ bộ miền Bắc đã làm 24 người chết, 3 người mất tích; trong đó Lào Cai 6, Quảng Ninh 5, Hà Nội và Hòa Bình mỗi tỉnh 4 người chết.
Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Hà Nội tan hoang sau bão

Hà Nội tan hoang sau bão

Đêm 7/9, khi bão YAGI đổ bộ vào Hà nội, cảnh đường phố tan hoang, cây cối đổ rạp khắp nơi, nhiều tài sản của người dân bị thiệt hại.
Bão số 3 vào đất liền theo kịch bản xấu nhất

Bão số 3 vào đất liền theo kịch bản xấu nhất

Bão số 3 đã vào đất liền nước ta theo một kịch bản ít mong đợi nhất, bão giữ cường độ mạnh tới cấp 13, giật cấp 16. Vùng đổ bộ dịch nhẹ về phía nam khiến đồng bằng Bắc Bộ, nơi đông dân và địa hình bằng phẳng sẽ chịu tác động nặng nề hơn.
LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN

Gia đình chúng tôi xin trân trọng cảm ơn...