Sợ tiêm vaccine, 200 dân làng Ấn Độ bỏ chạy tán loạn, nhảy xuống sông

Gần 200 dân làng tại bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) đã bỏ chạy tán loạn và thậm chí còn nhảy xuống sông khi các nhân viên y tế tới đây tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Sợ tiêm vaccine, 200 dân làng Ấn Độ bỏ chạy tán loạn, nhảy xuống sông

Dân làng nhảy xuống sống để trốn tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Sputnik

Nhằm khống chế làn sóng dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành, chính quyền liên bang Ấn Độ liên tục kêu gọi người dân tiêm vaccine phòng ngừa sớm nhất có thể. Bắt đầu từ 1/5, chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ đã mở rộng cho bất kỳ công dân nào trên 18 tuổi.

Tuy nhiên, theo đài Sputnik, cuối tuần qua tại làng Sisaunda (bang Uttar Pradesh) đã xảy ra một sự việc nghiêm trọng khi gần 200 dân làng đã bỏ chạy tán loạn và thậm chí còn nhảy xuống sông khi các nhân viên y tế tới đây tiêm vaccine. Lý do mà họ đưa ra là không muốn bị tiêm “chất độc” vào người, ám chỉ đến vaccine ngừa COVID-19.

Khi các nhân viên y tế tới làng Sisaunda để tiêm cho người dân, họ đã được yêu cầu rời đi. Khi các nhân viên y tế tìm cách thuyết phục dân làng, điều này đã gây ra một tình huống hoảng loạn. Nhiều người trong làng bỏ chạy và nhảy xuống sống Sarayu gần đó để “trốn tiêm”.

Số dân tại làng Sisaunda thuộc huyện Barabanki, thị trấn Ramnagar hiện có tổng cộng khoảng 1.700 người.

“Phần lớn trong số họ không biết chữ. Họ kiên quyết không muốn tiêm chủng. Sau vụ việc này, giới chức địa phương sẽ đẩy mạnh tuyên truyền đến các nhà về tầm quan trọng của việc tiêm chủng và giải tỏa những nghi ngờ. Tình hình sẽ tốt hơn trong những ngày tới. Chúng tôi không thể ép họ tiêm vaccine, cũng như bắt giữ hay bỏ tù họ chỉ vì sợ không tiêm. Chúng tôi sẽ nâng cao nhận thức về tiêm chủng", một sĩ quan tại Ramnagar trả lời phỏng vấn đài Sputnik ngày 24/5.

Để tìm hiểu điều gì đã gây ra nỗi sợ hãi tiêm chủng đối với dân làng, phóng viên Sputnik đã có cuộc trò chuyện với người dân địa phương. Theo anh Gulshan Kumar –đang theo học nhãn khoa ở Ramnagar, cho đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ ca mắc COVID-19 nào trong làng và người dân chỉ đơn giản nghĩ rằng tại sao tất cả mọi người đều phải tiêm.

“Họ nghĩ rằng chỉ có người mắc bệnh mới phải tiêm. Họ không hiểu được việc những người không nhiễm cũng phải tiêm để phòng ngừa”, Kumar giải thích.

Bên cạnh đó, tin tức lan truyền qua miệng trong cộng đồng dân làng “nhanh hơn vận tốc ánh sáng”.

“Tại các khu làng và thị trấn lân cận, đã có những trường hợp tiêm vaccine nhưng vẫn mắc COVID-19. Thậm chí có những trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine rải rác trên cả nước. Mọi người truyền tai nhau, và thông tin dễ bị sai lệch, thổi phồng. Đó là lý do vì sao một số dân làng lại sợ tiêm vaccine đến vậy”, thực tập sinh 22 tuổi chỉ ra.

Khi chứng kiến người dân nhảy xuống sông vì sợ tiêm vaccine, Rajiv Kumar Shukla – một quan chức tại Ramnagar – đã đến tận bờ sông và trấn an người làng, giúp họ lên bờ.

Sau khi nghe Shukla giải thích về tầm quan trọng của tiêm chủng, 18 người dân trong làng đã đăng ký tiêm vaccine qua ứng dụng CoWin của chính phủ.

Trong khi đó, Gushan Kumar - một người làng Sisaunda - đã hối thúc chính quyền xây dựng các cơ sở tiêm chủng ở những ngôi làng hẻo lánh cho những người trong độ tuổi từ 18-44.

“Nhiều người đã biết về chương trình tiêm chủng và tham gia tiêm chủng, nhưng họ gặp khó khăn khi đăng ký trực tuyến để được tiêm”, ông Gulshan Kumar nói.

Theo Bộ Y tế liên bang, trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã ghi nhận thêm trên 222.000 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Nam Á lên hơn 26,7 triệu ca, trong đó có 303.720 trường hợp tử vong.

Theo Baotintuc

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.