(Baohatinh.vn) - Sau khi hoàn thành xong việc kiểm kê, áp giá phần diện tích đất và nhà ở bị ảnh hưởng, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư (BT - HT TĐC) thị xã Kỳ Anh sẽ tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ dân thôn Tân Phúc Thành 2& 3 (xã Kỳ Lợi) trước ngày 30/12.
Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Trần Xuân Phượng cho biết, đến ngày 17/12/2015, Hội đồng BT - HT TĐC thị xã Kỳ Anh đã hoàn thành xong việc kiểm kê phần diện tích đất nông nghiệp và hơn 80% diện tích đất ở, tài sản trên đất của Dự án di dời thôn Tân Phúc Thành 2& 3 (xã Kỳ Lợi).
Lãnh đạo UBND xã Kỳ Lợi và cán bộ thôn Tân Phúc Thành 2&3 đến tận các gia đình để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương GPMB.
Sau khi UBND tỉnh thông báo giá đất, chính sách hỗ trợ, Hội đồng BT – HT TĐC sẽ tiến hành việc áp giá và chi trả cho các hộ dân trước ngày 30/12/2015, dự kiến đến quý I/2016 việc di dời lên vùng tái định cư mới sẽ được triển khai.
Theo Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi Lê Xuân Vượng, Dự án di dời thôn Tân Phúc Thành 2&3 ảnh hưởng đến 67,9 ha diện tích đất nông nghiệp của 627 hộ dân, 22,3ha diện tích đất và nhà ở của 573 hộ dân.
Sau khi có chủ trương di dời thôn Tân Phúc Thành 2&3, chính quyền địa phương đã phối hợp với Hội đồng BT-HT TĐC thông báo công khai, rộng rãi đến tận người dân; phối hợp vận động thực hiện nghiêm chủ trương di dời của Nhà nước.
“Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác GPMB ở Tân Phúc Thành 2&3 còn gặp khó khăn, vướng mắc như: một số hộ dân chưa phối hợp kiểm đếm; còn có diện tích đất nông nghiệp tranh chấp, chồng lấn; mức giá đền bù, hỗ trợ chưa được đưa ra kịp thời... Do vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ tích cực phối hợp với tổ công tác của thị xã, Hội đồng BT-HT TĐC tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.” - Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi Lê Xuân Vượng chia sẻ.
Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh triển khai quyết liệt các giải pháp, bố trí hợp lý nhân sự để tăng thu thuế hộ, cá nhân kinh doanh và các khoản thu khác trong những tháng cuối năm.
Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Theo chuyên gia, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ khiến giá vàng "lao dốc" về vạch xuất phát, tương tự kịch bản năm 2000. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 11/11 của Báo Hà Tĩnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở trên địa bàn Hà Tĩnh từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương đảm bảo an toàn, chất lượng.
Mô hình nuôi ngan RT sinh sản ở huyện Thạch Hà là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn con giống chủ động cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp hành trình 16 năm liên tiếp giữ vững danh hiệu này.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các địa phương nằm trong vùng dự báo ảnh hưởng của bão số 7 theo dõi sát thông tin dự báo tình hình, chủ động ứng phó.
Để phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân trong dịp cuối năm và tết Nguyên đán, các nhà phân phối tại Hà Tĩnh đã khởi động sớm kế hoạch dự trữ, cung ứng hàng hóa.
Để hiện thực chí hướng làm giàu ở vùng đất nơi biên giới, anh Trần Quốc Tuấn (Hương Khê, Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi chồn hương.
Đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị huyện Can Lộc tăng cường công tác quản lý, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, .