Sớm hoàn thiện hồ sơ công nhận 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh

(Baohatinh.vn) - Các chuyên gia, nhà nghiên cứu khẳng định, việc xếp hạng 14 di tích cấp tỉnh trên địa bàn Hà Tĩnh là cơ sở để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích trong đời sống văn hóa.

Ngày 2/8, Sở VH-TT&DL tổ chức họp xét duyệt xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2024.

Đại diện các ban ngành, địa phương và thành viên Hội đồng Xét duyệt di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh tham dự cuộc họp.

IMG_9677.JPG
Đại biểu tham dự cuộc họp.

Tại cuộc họp, các đơn vị phụ trách xây dựng hồ sơ di tích đã trình bày tổng thể nội dung hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa của 14 di tích trên địa bàn tỉnh.

Các hồ sơ đã khẳng định rõ đây là những di tích lịch sử, văn hóa có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với các địa phương nói riêng, tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Việc xếp hạng di tích cấp tỉnh là rất cần thiết, là cơ sở để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.

2.jpg
Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thái Văn Sinh đóng góp ý kiến liên quan đến việc điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của các hồ sơ trình xét công nhận.

Thành viên Hội đồng Xét duyệt di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh, các nhà nghiên cứu văn hóa đã phản biện, đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến những nội dung được đề cập trong các hồ sơ như: tên gọi của di tích; tiểu sử, chức danh và công trạng của các danh nhân được thờ cúng tại di tích…

Đại biểu cũng phân tích những điểm chưa hợp lý trong hồ sơ xét công nhận; đồng thời đề nghị, các cá nhân, đơn vị liên quan nghiên cứu kỹ tư liệu, cứ liệu lịch sử để có cơ sở điều chỉnh phù hợp, sát đúng; quan tâm đến vấn đề quyền sử dụng đất đối với các công trình di tích theo đúng quy định pháp luật...

Qua phân tích, đánh giá, thành viên Hội đồng Xét duyệt xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh đã nhất trí thông qua hồ sơ khoa học 13/14 di tích đủ điều kiện xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2024. Đồng thời, thông qua hồ sơ bổ sung của di tích nhà thờ Phạm Văn Lãng (xã Tân Dân - huyện Đức Thọ) đã được trình xét duyệt di tích lịch sử cấp tỉnh trong năm 2023.

5.jpg
Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Viết Trường kết luận cuộc họp.

Kết luận cuộc họp, Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Viết Trường đánh giá cao công tác chuẩn bị, xây dựng hồ sơ của các cá nhân, đơn vị; khẳng định việc công nhận di tích cấp tỉnh đối các di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để các địa phương, dòng họ có hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích.

Giám đốc Sở VH-TT&DL đề nghị các đơn vị liên quan tiếp thu nghiêm túc ý kiến phản biện, đóng góp của các thành viên Hội đồng Xét duyệt di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh; nghiên cứu kỹ các tài liệu liên quan để hoàn thiện hồ sơ trong thời gian sớm nhất trình các cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận.

Danh sách 14 di tích đề nghị xét công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2024.

1. Nhà thờ Nguyễn Văn Nhu, Nguyễn Trọng Thường (xã Kỳ Phú - huyện Kỳ Anh).

2. Nhà thờ Trần Cưu (xã Trường Sơn - Đức Thọ).

3. Nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao (xã Trung Lộc - Can Lộc).

4. Đền Tam Tòa Tứ Vợi (xã Thạch Hải - Thạch Hà).

5. Nhà thờ họ Lê Soạn, Lê Tiềm (xã Thạch Châu - Lộc Hà).

6. Nhà thờ Phạm Đức Hầu (thị trấn Tiên Điền - Nghi Xuân).

7. Đền Đa Cốc (xã Khánh Vĩnh Yên - Can Lộc).

8. Nhà thờ họ Lê Hữu (xã Tân Mỹ Hà - Hương Sơn).

9. Miếu Nhàng (thị trấn Cẩm Xuyên - Cẩm Xuyên).

10. Nhà thờ Nguyễn Xuân Trùm, Nguyễn Xuân Kiều (xã Mai Phụ - Lộc Hà).

11. Đền Thạch Bàn (xã Ân Phú - Vũ Quang).

12. Nhà thờ Nguyễn Đức Huy (xã Thạch Hội - Thạch Hà).

13. Nhà thờ Đinh Doãn Vỹ (xã Thanh Bình Thịnh - Đức Thọ).

14. Nhà thờ Phạm Văn Lãng (xã Tân Dân - Đức Thọ).

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Tiếp tục chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển

Tiếp tục chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển

Năm 2025, ngành dân số Hà Tĩnh quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số… góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tất tả mưu sinh những ngày cuối năm

Tất tả mưu sinh những ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, người lao động ở Hà Tĩnh vẫn đang miệt mài để có một cái Tết đủ đầy. Bởi với họ, Tết không chỉ là khoảng thời gian sum vầy mà còn là dịp để kiếm thêm thu nhập.
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Xuất hiện băng giá ở miền núi cao Nghệ An

Xuất hiện băng giá ở miền núi cao Nghệ An

Những ngày gần đây, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), có thời điểm nhiệt độ xuống dưới 5 độ C, thậm chí có nơi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, tại xã Mường Lống đã xuất hiện băng giá.
Mang tết ra Trường Sa

Mang tết ra Trường Sa

Vào những ngày cuối năm, Vùng 4 Hải quân tổ chức xuất quân, vận chuyển hàng trăm tấn hàng ra thăm, chúc tết cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên các đảo Trường Sa.
Chung tay mang tết ấm đến với người nghèo Cẩm Xuyên

Chung tay mang tết ấm đến với người nghèo Cẩm Xuyên

Chương trình “Xuân ấm tình người” tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có sự góp mặt của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng. Đây là hoạt động mừng Đảng, mừng xuân ý nghĩa, đồng thời chung tay giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ năm 2025.