Sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Gạo Kỳ Anh”

(Baohatinh.vn) - Nhãn hiệu "Gạo Kỳ Anh" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của hai địa phương: huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Chiều 12/8, UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với Sở KH&CN Hà Tĩnh, UBND thị xã Kỳ Anh và Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và sở hữu trí tuệ CIPTEX tổ chức hội thảo lấy ý kiến bổ sung hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Kỳ Anh”.

11.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Huyện Kỳ Anh là địa phương có diện tích sản xuất lúa hàng năm trên 10.000 ha, đứng thứ 5 toàn tỉnh. Sản xuất lúa gạo là hoạt động kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu và định hướng phát triển của huyện. Năng suất và chất lượng lúa gạo huyện Kỳ Anh đang tăng dần về số lượng và chất lượng qua mỗi năm.

12.jpg
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và sở hữu trí tuệ CIPTEX Đỗ Việt Dũng trao đổi về mẫu logo, bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất.

Ngoài ra, huyện Kỳ Anh còn là nơi tập trung sản xuất nhiều giống lúa chất lượng cao, cho năng suất vượt trội, chất lượng gạo tốt, giá thành cao hơn các loại giống khác. Đặc biệt, từ năm 2017, huyện Kỳ Anh là một trong những địa phương đi đầu của tỉnh trong thực hiện phong trào phá bờ vùng, bờ thửa, xây dựng cánh đồng lớn theo hướng “một giống, một thời vụ, một quy trình canh tác”, tạo ra sản phẩm hàng hóa đồng nhất, số lượng lớn. Từ đó tạo tiền đề cho doanh nghiệp liên kết các khâu trong quá trình sản xuất và hướng tới tích tụ ruộng đất, phù hợp với xu thế phát triển hàng hóa chung của xã hội.

Hiện nay, cơ cấu giống lúa tại Kỳ Anh khá đa dạng và được phân thành 2 nhóm chính. Nhóm lúa chất lượng cao với những đặc điểm nhận dạng như: hạt gạo nhỏ, dài, cơm dẻo, thơm, mềm dùng để phục vụ cho nhu cầu lương thực hằng ngày của bà con địa phương trong và ngoài tỉnh. Nhóm lúa chất lượng trung bình với những đặc điểm nhận dạng: kích thước hạt gạo to, tròn, cơm khô và hơi cứng phục vụ cho những mục đích khác nhau như chế biến hàng hóa (xay thành bột phục vụ nhu cầu chế biến), chủ yếu xuất bán cho các cơ sở thu mua ở Hà Nội và sau đó được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Đài Loan,…

Tại hội thảo, Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và sở hữu trí tuệ CIPTEX đã báo cáo tổng quan các phương án đề xuất để lấy ý kiến thống nhất hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Kỳ Anh” như: nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm gạo của huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh; tiêu chí chứng nhận và phương pháp chứng nhận về nguồn gốc của sản phẩm mang tính nhãn hiệu chứng nhận; tiêu chí chứng nhận và phương pháp chứng nhận chất lượng; bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất sản xuất,...

Cùng với đó, các đại biểu tham dự đã trao đổi, góp ý từng nội dung, đặc biệt mẫu logo, bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất, hướng phát triển bền vững thương hiệu “Gạo Kỳ Anh”,...

14.jpg
Ông Phan Trọng Bình - Phó Giám đốc Sở KH&CN: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Kỳ Anh" góp phần nâng cao đời sống cho người sản xuất, kinh doanh và danh tiếng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tại hội thảo, các đơn vị liên quan cũng đã tiếp thu ý kiến của đại biểu để sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Kỳ Anh” gửi về Sở KH&CN để trình UBND tỉnh.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.