Sống "liều" trong những căn nhà nguy cơ cao về sạt lở!

(Baohatinh.vn) - Các đợt mưa lũ lớn gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh dẫn đến nhiều vụ sạt lở đất đá, bờ sông ở các huyện Hương Sơn và Vũ Quang khiến hàng trăm hộ dân phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn. Nỗi lo này lại càng tăng thêm gấp bội khi thời tiết ngày một cực đoan và diễn biến khó lường...

song lieu trong nhung can nha nguy co cao ve sat lo

Sạt lở từ đồi cam làm hư hỏngnhiều hạng mục ngôi nhà anh Trần Văn Châu (TDP 6, thị trấn Vũ Quang)

Trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới tháng 10/2017, một vụ lở núi đã khiến gia đình anh Trần Văn Châu (tổ dân phố 6, thị trấn Vũ Quang) bị một phen khiếp đảm. Mặc dù cảm nhận được sự nguy hiểm luôn rình rập nhưng chẳng có cách nào khác ngoài việc phải ở... "liều"!.

"Cách đây chưa lâu, họ đã cho tôi múc đi đổ 120 xe tải (khoảng 1.200 m3 đất) để đảm bảo an toàn nhưng vừa rồi vẫn có khoảng 3.000 m3 đất sạt lở xuống làm hư hỏng một số công trình và gây nỗi khiếp đảm cho cả gia đình. Tôi đang đề nghị chính quyền địa phương can thiệp để xử lý số đất bị sạt lở và có phương án đảm bảo an toàn sau này...”, anh Châu chia sẻ.

song lieu trong nhung can nha nguy co cao ve sat lo

Đợt mưa lũ vừa qua đã gây sạt lở một số điểm ở xã Hương Điền (Vũ Quang), làm hư hại 1 nhà dân và cản trở giao thông đi lại trên một số đợn đường

Hương Sơn cũng đã xẩy ra hàng chục vụ sạt lở đất gây sập 3 nhà chính, 4 nhà bếp và hàng chục ngàn m3 đất đá sụt lở xuống các tuyến đường giao thông. Tại Vũ Quang, chỉ riêng trong đợt mưa tháng 10 vừa rồi cũng đã ghi nhận 2 vụ, làm sập 2 nhà dân và hơn chục điểm sạt lở nhỏ khiến hàng ngàn khối đất đá đổ ra đường giao thông, ruộng vườn, sông suối...

song lieu trong nhung can nha nguy co cao ve sat lo

Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân ở Hương Sơn và Vũ Quang vẫn tiếp tục khoét núi làm nhà, có nơi nhà chưa kịp dựng, núi đã sụt lở.

Với tập quán sinh sống dọc ven sông suối, dưới chân đồi núi nên hiện nay, ở Vũ Quang đang có 210 hộ/672 khẩu ở các xã vùng thượng huyện phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất từ đồi núi, bờ suối. Còn ở Hương Sơn có 328 hộ/1.151 khẩu sống trong vùng đặc biệt mất an toàn vì sạt núi.

Ngoài ra, tại 2 địa phương này đang có hàng ngàn hộ với hàng chục ngàn nhân khẩu sinh sống ven các con sông lớn, các vùng xung yếu phải đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông, bờ kè, ngập lụt.

Tình hình thiên tai ngày một diễn biến phức tạp, vì vậy, người dân sinh sống ở những vùng xung yếu phải nâng cao tinh thần cảnh giác để đảm bảo an toàn. Các cấp, ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra để nắm bắt tình hình, bố trí và hỗ trợ người dân sớm di dời đến nơi an toàn...

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.