Sống ở viện dưỡng lão: Tại sao không?

(Baohatinh.vn) - Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh (gọi tắt là trung tâm), trong ý nghĩ của nhiều người chỉ là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc người có công với cách mạng và cưu mang những mảnh đời không nơi nương tựa. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều cụ già đã tự nguyện vào sống ở trung tâm.

Ông Đặng Biểu (69 tuổi, quê huyện Lộc Hà) ở trung tâm đã 4 năm nay. Hơn 4 năm về trước, ông bị tai biến nằm liệt giường. Vợ ông lại ốm yếu không đủ sức khỏe để chăm sóc, 4 người con mỗi đứa một phương. Thương vợ, thương con, ông quyết định vào trung tâm để sống. Ban đầu, các thành viên trong gia đình đều rất ngỡ ngàng và kịch liệt phản đối. Sau đó, ông phải viện rất nhiều lý lẽ thuyết phục thì con cháu mới đồng ý.

Sống ở viện dưỡng lão: Tại sao không?

Sức khoẻ của ông Đặng Biểu ngày tiến triển tốt hơn sau khi vào sống tại trung tâm...

Ông cho biết: “Tôi nằm liệt giường, con cháu đã thuê nhiều người giúp việc chăm sóc nhưng do bệnh tật cộng tuổi già, nếp sống sinh hoạt khác xa nhau nên người giúp việc không hòa hợp được với tôi. Ngày mới vào trung tâm sống, sức khỏe tôi yếu lắm nhưng chỉ sau 2 tháng được cán bộ nuôi dưỡng, chăm sóc tận tình, sức khỏe đã ổn định. Ngoài việc hỗ trợ thêm 3 triệu đồng đóng cho trung tâm, con cháu tôi cũng thường xuyên vào thăm”.

Khác với ông Biểu, ông Nguyễn Xuân Linh (81 tuổi, quê ở xã Thạch Kim, Lộc Hà) lại đăng ký vào sống ở trung tâm là do mâu thuẫn gia đình. Dẫu đang sống ở Sài Gòn, ông cũng quyết định về quê và sống tại trung tâm. Ở đây có nhiều bạn già lại được chăm sóc tận tình nên tinh thần ông Linh rất thoải mái. Ông cho biết: “Tôi năm nay đã 81 tuổi rồi, sống thêm được ngày nào phải cố gắng sống vui, sống khỏe. Vào trung tâm sống là một lựa chọn đúng của tôi”.

Sống ở viện dưỡng lão: Tại sao không?

Còn đối với ông Nguyễn Xuân Linh, sống ở trung tâm đã khiến ông vui hơn rất nhiều sau những biến cố trong gia đình

Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh trước đây chỉ nhận đối tượng là người có công với cách mạng, người già không nơi nương tựa, người thiểu năng trí tuệ, người khuyết tật mắc bệnh tâm thần. Do nhu cầu xã hội rất lớn nên UBND tỉnh cho phép nhận nuôi dưỡng thêm các đối tượng tự nguyện. Đến nay, trung tâm nuôi dưỡng 93 cụ, trong đó có 26 cụ tự nguyện.

Hiện nay, nhu cầu sống ở viện dưỡng lão đang ngày càng tăng nhưng ở Hà Tĩnh vẫn chưa có viện dưỡng lão hoạt động độc lập cũng như cơ sở cung cấp dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc người già tập trung. Ông Trần Viết Tới - Giám đốc Trung tâm điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội cho biết: “Thời gian qua, có một số trường hợp tìm đến, đề nghị được sống ở đây theo mô hình “xã hội hóa”. Tuy nhiên, điều kiện hiện tại chưa cho phép trung tâm đáp ứng nhu cầu này. Thời gian tới, khi được đầu tư nâng cấp, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phục vụ, chúng tôi sẽ từng bước tính toán để cải tạo, mở rộng thêm”.

Sống ở viện dưỡng lão: Tại sao không?

Đến sống tại trung tâm, người già được chăm sóc tận tình

Ở quy mô lớn hơn, HĐND tỉnh vừa thông qua đề án “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, đến năm 2020, toàn tỉnh duy trì, cải tạo, nâng cấp 7 cơ sở trợ giúp xã hội với tổng công suất tiếp nhận, nuôi dưỡng 592 đối tượng. Đến năm 2025 sẽ tăng thêm 2 cơ sở với tổng quy mô công suất tiếp nhận, nuôi dưỡng là 1.620 đối tượng.

Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội hiện tại hay viện dưỡng lão trong tương lai đang và sẽ được nhiều cụ già lựa chọn bởi đó là môi trường phù hợp để giải quyết những khó khăn, gánh nặng chăm sóc người già cho gia đình, xã hội. Ở độ tuổi xế chiều, vật chất không còn quá quan trọng nên ở đâu mà người già cảm thấy thoải mái, hạnh phúc thì ở đó chính là mái ấm.

Đọc thêm

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Vì sao đăng ký biến động đất đai tăng mạnh?

Vì sao đăng ký biến động đất đai tăng mạnh?

Những ngày qua, nhiều người dân Hà Tĩnh đổ xô đi làm thủ tục đăng ký biến động đất đai tại các trung tâm hành chính công, dẫn tới tình trạng quá tải. Vậy đâu là nguyên nhân?
Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Không chỉ các con mà những người làm cha, làm mẹ cũng đang trải qua một “kỳ thi” đặc biệt của riêng mình với đầy ắp những áp lực, lo âu, niềm tin và sự kỳ vọng.
Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Hơn 17.300 thí sinh tại Hà Tĩnh đã hoàn thành ngày thi đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Một ngày thi mang đến nhiều cảm xúc cho các thí sinh khi lần đầu tiên đề thi được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ… tạo nên bức tranh tươi sáng sau môn thi đầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dù phía trước vẫn còn những thử thách nhưng niềm tin sau môn Ngữ văn sẽ là động lực để sĩ tử bước tiếp bằng tâm thế tích cực và quyết tâm.