Sửa Hiến pháp như thế nào để phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp?

Ủy ban TVQH kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 110 của Hiến pháp 2013 theo hướng không quy định quá chi tiết về hệ thống các đơn vị hành chính với tên của từng loại đơn vị theo 3 cấp như hiện nay.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có báo cáo gửi Quốc hội về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong bối cảnh xây dựng nền quản trị quốc gia, quản trị địa phương hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, cần phải được đổi mới mạnh mẽ. Vì thế, cần sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013.

tru-so-hnx-7-1746251476651.jpg
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị sửa một số nội dung trong Hiến pháp 2013 để phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (Ảnh: Minh Châu).

Việc đổi mới phải theo hướng tinh gọn, tập trung đầu mối, giảm bớt tầng nấc trung gian, nâng cao hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính cũng như nâng cao hiệu quả công tác tập hợp quần chúng, giảm bớt sự chồng chéo trong các hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác nhau.

Đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh việc đổi mới tổ chức, bộ máy phải đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, chống lãng phí...

Với việc xem xét sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp năm 2013 liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh mục tiêu kịp thời thể chế các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xác định phạm vi sửa đổi, bổ sung các quy định về chính quyền địa phương tại các điều 110, 111, 112, 114 và 115 của Hiến pháp năm 2013.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 110 của Hiến pháp năm 2013 theo hướng không quy định quá chi tiết về hệ thống các đơn vị hành chính với tên của từng loại đơn vị theo 3 cấp như hiện nay.

Thay vào đó, chỉ quy định có tính khái quát, làm cơ sở cho việc tổ chức lại các đơn vị hành chính theo mô hình 2 cấp, gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ quy định cụ thể về các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm xã, phường, đặc khu, để đáp ứng yêu cầu thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và bảo đảm tính ổn định lâu dài của Hiến pháp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung có tính kỹ thuật tại các điều 111, 112, 114, 115 Hiến pháp 2013, theo hướng không sử dụng thuật ngữ "cấp chính quyền địa phương" để thể hiện tính thống nhất về mô hình tổ chức chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND), tránh gây nhầm lẫn, tạo ra các cách hiểu khác nhau về tổ chức chính quyền ở địa phương.

Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cần rà soát, chỉnh lý một số quy định để phù hợp với mô hình tổ chức của hệ thống chính trị sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn, đồng thời, cần bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định khái quát về các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc MTTQ Việt Nam, được tổ chức và hoạt động thống nhất trong MTTQ Việt Nam.

Một kiến nghị khác, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Hiến pháp năm 2013 để bảo đảm kế thừa hợp lý về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong các bản Hiến pháp từ trước đến nay, phù hợp với tổ chức của Công đoàn Việt Nam sau khi sắp xếp vào MTTQ Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 84 của Hiến pháp năm 2013 theo hướng không tiếp tục quy định các cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo chương trình dự kiến của kỳ họp thứ 9, ngay trong buổi làm việc đầu tiên, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thảo luận tại tổ về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

dantri.com.vn

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Chủ đề Góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đọc thêm

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành hội đàm với Ban Công tác đặc biệt Thủ đô Viêng Chăn để đánh giá kết quả thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ mùa khô năm 2024 - 2025, đồng thời thống nhất một số nội dung phối hợp thực hiện thời gian tới.  
Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Trong số hơn 400 nhà báo nước ta hy sinh trong chiến tranh, liệt sỹ Trần Kim Xuyến (SN 1921, quê xã Sơn Mỹ cũ, nay là xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn, Hà Tĩnh) là trường hợp hy hữu, mang tính chất đặc biệt. Ông hy sinh khi còn rất trẻ (26 tuổi), lại đang là ĐBQH khóa I và giữ nhiều cương vị quan trọng khác.
Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Làm thế nào để phát huy trí tuệ toàn dân trong góp ý sửa đổi Hiến pháp ở Hà Tĩnh? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của 2 khách mời.
Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Sáng 22/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Báo Hà Tĩnh để nghe báo cáo tình hình, kết quả nhiệm vụ thời gian qua và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc có Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng; lãnh đạo Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng ghi nhận Báo Hà Tĩnh luôn bám sát các chủ trương của Trung ương, của tỉnh, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.