Sức mạnh quân sự các nước ASEAN

Có tới 6 ứng viên cho danh hiệu quân đội mạnh nhất trong khối ASEAN, theo trang web “21stcenturyasianarmsrace”.

Indonesia

Sau khi giành độc lập vào năm 1949, Indonesia nổi lên với tư cách quốc gia Hồi giáo đông dân thế giới. Đất nước này có hơn 260 triệu dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau. GDP của Indonesia là 861,9 tỷ USD vào năm 2015.

Không có gì ngạc nhiên khi Indonesia sở hữu quân đội lớn nhất trong khu vực. Ước tính nước này có 476.000 quân nhân, riêng lục quân có 300.000 lính.

Xe chiến đấu bộ binh. Ảnh minh họa của 21stcenturyasianarmsrace.

Lục quân Indonesia có xe tăng Leopard 2 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3.

Tuy nhiên không quân Indonesia lại khá khiêm tốn, chỉ có vài phi đoàn F-16 và Sukhoi do Nga sản xuất.

Bù lại, Indonesia có một lực lượng hải quân lớn trang bị nhiều tàu hộ vệ và tàu tên lửa thích hợp cho tuần tra hải phận. Hải quân Indonesia đã sẵn sàng xây dựng lại lực lượng tàu ngầm của họ.

Ngành công nghiệp vũ khí của Indonesia sản xuất được các loại vũ khí loại nhỏ và các loại xe thiết giáp. Các nhà máy thuộc sở hữu nhà nước có khả năng lắp ráp khung máy bay và các chiến hạm loại nhỏ. Ngân sách quốc phòng Jakarta ở mức 8 tỷ USD. Nếu có thể đầu tư 2,5% GDP cho quốc phòng, Indonesia sẽ dần tiến tới vị thế cường quốc hàng đầu khu vực.

Malaysia

Kể từ khi giành độc lập vào năm 1957, Malaysia đã được hưởng một nền hòa bình đáng ghen tị ở một khu vực có nhiều khủng hoảng và căng thẳng.

Nguồn tài nguyên phong phú và xuất khẩu năng lượng đã thúc đẩy nền kinh tế nước này phát triển trong nhiều thập kỷ. GDP của Malaysia hiện đứng ở mức 296 tỷ USD.

Tuy nhiên, dù là một trong các nước ổn định cao trong khối ASEAN, Malaysia vẫn không thể phớt lờ vấn đề an ninh. Ngân sách quốc phòng của nước này năm 2017 là một con số “không hề nhẹ”: 3,6 tỷ USD, cao hơn so với con số của Myanmar và Philippines.

Lực lượng vũ trang Malaysia có tổng số 110.000 quân. Lực lượng dự bị là khoảng 300.000 người. Không quân và hải quân của Malaysia được trang bị tốt. Không quân nước này sử dụng vài chục chiến đấu cơ, gồm Hawk, F-5 Tiger, F/A-18D, và Su-30. Phi đoàn MiG-29 của nước này đã có lịch trình nghỉ hưu sớm.

Malaysia sở hữu một nền công nghiệp quốc phòng phát triển và được tiếp cận với nhiều nguồn cung cấp nước ngoài.

Khối hàng không vũ trụ là một điểm sáng trong nền kinh tế quốc dân Malaysia. Khu vực này có vô số hãng chuyên về bảo dưỡng và sửa chữa cả máy bay dân sự và quân sự.

Myanmar

Nước này giành độc lập vào năm 1947 và sau đó rơi vào nội chiến kéo dài cho tới tận ngày nay.

Myanmar là quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á khi mới gia nhập ASEAN vào năm 1997. Hiện nước này đang trải qua quá trình chuyển đổi chính trị và kinh tế khá thành công và GDP của họ hiện đã đạt mức 60 tỷ USD.

Ảnh minh họa của 21stcenturyasianarmsrace.

Số lượng quân nhân Myanmar ước chừng dao động trong khoảng từ 250.000 tới 400.000. Ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này ở mức 3 tỷ USD vào năm 2017.

Ngành công nghiệp vũ khí Myanmar có từ thập niên 1960. Nhưng mãi đến thập niên 1990 thì họ mới được Israel và Singapore giúp xây dựng cơ sở sản xuất vũ khí loại nhỏ và đạn dược.

Các nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar là Trung Quốc, Nga và Ukraine. Không quân Myanmar phụ thuộc gần như hoàn toàn vào máy bay Trung Quốc.

Myanmar còn đang kém phát triển nhưng tham vọng của họ trong lĩnh vực quốc phòng không hề nhỏ. Myanmar đã học được cách sửa chữa và bảo dưỡng các loại phương tiện quân sự. Nền công nghiệp quốc doanh của Myanmar đang nhắm tới mảng hàng không vũ trụ và đóng tàu.

Singapore

Quốc gia giàu nhất Đông Nam Á này được xây dựng như một pháo đài. Giành độc lập vào năm 1965, “thành bang” này đã thực hiện một chương trình đầy tham vọng về xây dựng lực lượng quân đội đủ sức khiến các nước láng giềng phải kiềng nể. Israel đóng một vai trò nòng cốt trong sự trỗi dậy của Singapore. Cho tới nay, hai quốc gia này đã thiết lập được một mối quan hệ đối tác an ninh độc nhất vô nhị.

Nhờ có chế độ nghĩa vụ quân sự khắc nghiệt, Singapore huy động đủ nhân lực cho quân đội, các cơ quan tình trạng khẩn cấp và thực thi pháp luật. Họ sở hữu một lực lượng dự bị hùng hậu.

Quân đội Singapore (SAF) trên giấy tờ chỉ có 75.000 quân nhưng nó có thể tổng động viên tới gần 1 triệu công dân nếu xảy ra tình huống khủng hoảng nghiêm trọng.

GDP của Singapore dao động quanh mức 300 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng nước này lên tới 10 tỷ USD vào năm 2017.

Mỗi quân chủng của quân đội Singapore đều được trang bị tối tân. Lục quân có tới vài trăm xe thiết giáp, bao gồm 196 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2SG đã được nâng cấp. Không quân sở hữu các máy bay 62 F-16C/D và 40 F-15SG. Hải quân có khả năng giao chiến ở vùng biển nước sâu nhờ vào các tàu hộ vệ tàng hình của Pháp và tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển.

Công nghiệp vũ khí của Singapore là hiện đại nhất ASEAN nhờ vào hàng thập kỷ hoạch định và đầu tư cẩn trọng. Các hãng thuộc sở hữu nhà nước như ST Engineering đã nỗ lực phát triển các loại vũ khí nhỏ, xe quân sự, và vũ khí phục vụ tổ chiến đấu trong thập niên 1980. Với các hãng nghiên cứu của nhà nước và khu vực tư nhân chuyên về kỹ thuật quân sự, Singapore có đủ sức xuất khẩu thiết bị quân sự trên quy mô toàn cầu.

Thái Lan

Thái Lan với thế mạnh du lịch cũng là điểm nóng về bất ổn chính trị trong nhiều năm qua. Quân đội Thái Lan đã tiến hành đảo chính tới ít nhất 14 lần kể từ đầu thế kỷ 20, và thường là thành công.

GDP của Thái Lan đạt mức 395 tỷ USD vào năm 2015. Chế độ quân chủ Thái Lan khá ưu ái lực lượng vũ trang, với quân số ước tính là 310.000 người, trong đó có 190.000 binh sĩ bên lục quân. Ngân sách quốc phòng của Thái Lan trong năm 2017 ở mức khá cao, tới 6,1 tỷ USD.

Vịnh Thái Lan khiến Bangkok có lý do để hoàn thiện lực lượng hải quân lớn mạnh của nước này. Hải quân Thái Lan có một tàu sân bay (mang tính biểu tượng vì không dùng được), cùng với hàng chục tàu tuần tra loại nhỏ. Không quân Thái Lan ưa thích các máy bay chiến đấu một động cơ như là F-16C/D và JAS 39 Gripen.

Thái Lan là một đất nước trải dài qua nhiều cánh đồng hay bị ngập lụt và vùng châu thổ rộng lớn. Do vậy, lục quân nước này sử dụng một lượng lớn xe tăng hạng trung của Mỹ và Trung Quốc. Một lô xe tăng T-84 của Ukraine tăng thêm sắc màu đa dạng của lực lượng thiết giáp Thái Lan.

Bangkok đã tăng cường hợp tác quân sự với Bắc Kinh, trong đó Bangkok thể hiện nhu cầu mạnh về xe thiết giáp. Công nghiệp vũ khí của Thái Lan cũng chuyên về lắp ráp và sửa chữa các xe quân sự.

Việt Nam

Việt Nam có một lực lượng quân đội chính quy đông đảo. Lực lượng dự bị cũng rất lớn.

Lục quân Việt Nam sở hữu đội hình thiết giáp lớn nhất ở ASEAN, chủ yếu gồm xe tăng hạng trung T-54/55 và các xe lội nước hạng nhẹ. Việt Nam cũng có rất nhiều cỗ pháo. Hai yếu tố này tạo lợi thế cho Việt Nam.

Ngày nay Quân đội Nhân dân Việt Nam đã triển khai nhiều loại vũ khí tân tiến nhập từ Nga và Israel, bao gồm hệ thống phòng không S-300, tàu tuần tra tên lửa và tàu hộ vệ, cùng 6 tàu ngầm lớp Kilo.

Không quân Việt Nam có các phi đoàn SU-30 hiện đại giúp bảo vệ không phận trước một số cường quốc quân sự.../.

Theo VOV

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói