Tại sao trẻ em không thuộc nhóm ưu tiên tiêm vaccine Covid-19?

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ mắc Covid-19 thông thường triệu chứng và nguy cơ nặng thấp hơn so với người lớn, nên khi nguồn cung vaccine thiếu ưu tiên tiêm cho người cao tuổi, người có bệnh nền.

Bộ Y tế ngày 14/10 cho phép tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, theo lộ trình từ lớn đến nhỏ, ưu tiên lứa 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. TP HCM dự kiến tiêm khoảng 780.000 học sinh từ lớp 6 đến 12, từ ngày 22/10.

Giải thích lý do trẻ em chậm được tiêm vaccine hơn các nhóm khác, bác sĩ Trần Nam Trung (Tiến sĩ ngành Dịch tễ học tại Đại học Tổng hợp California, Los Angeles, Mỹ), nói “thật ra lứa tuổi nào cũng có thể mắc Covid”. Nguy cơ mắc Covid của trẻ em cũng cao như người lớn, nhất là ở trường học, tập trung đông, ý thức vệ sinh, giãn cách kém. Nhưng, khác với người lớn, hầu hết trẻ mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc chỉ bị rất nhẹ, nguy cơ trở nặng là rất thấp và chủ yếu xảy ra trên trẻ có bệnh nền. Theo ông, tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ nhỏ này, tránh lây từ trẻ em sang nhóm khác, từ đó giảm khả năng tạo biến chủng mới.

“Trẻ em, thiếu niên dưới 18 tuổi không có bệnh nền được xem là nhóm ưu tiên thấp nhất”, bác sĩ Trung nhấn mạnh. Nhóm nguy cơ cao là người cao tuổi và bệnh nền. “Càng ít tuổi thì nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong càng thấp, điều này vẫn đúng với chủng Delta dù nó có độc lực cao hơn các chủng trước”, theo bác sĩ Trung.

Phó giáo sư Nguyễn Việt Hùng (Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội), cho rằng vaccine ở Việt Nam thời điểm này như “ăn đong”, do đó tiêm theo thứ tự nhóm ưu tiên giảm dần. “Trước tiên là tập trung cho nhóm trên 50 tuổi, sau đó là cho trên 18 tuổi. Khi nào bao phủ hết hai nhóm trên trong cả nước thì mới tính đến trẻ em”, phó giáo sư Hùng nói. Đây là lý do Bộ Y tế hướng dẫn ưu tiên tiêm trẻ 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi theo nguồn cung ứng vaccine.

Theo ông Hùng, có nhiều lý do trẻ em được tiêm sau cùng. Đầu tiên, trẻ ít mắc Covid-19 hơn, và nếu mắc cũng ít bị bệnh nặng hơn. Tỷ lệ tử vong rất thấp. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong số các ca Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam, tỷ lệ mắc của nhóm 0-2 tuổi là 2,5%; 3-12 tuổi là 8,9%; 13-17 là 5,7%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm 0-2 tuổi là 0,19%; 3-12 tuổi là 0,06%; từ 13-17 tuổi là 0,09%.

Lý do thứ hai, ông Hùng cho rằng khi mở lại trường học, trẻ em thường chỉ ở nhà hoặc tới trường, ít đi lại phức tạp như người lớn. Vì vậy khi xảy ra dịch có thể truy vết dịch nhanh hơn.

Chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ em hiện chủ yếu tiến hành ở những nước nhiều vaccine, khi các nhóm tuổi khác đã được tiêm đủ thì có thể cân nhắc tiêm cho trẻ. Trung Quốc đã tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ cho 91% học sinh ở nhóm tuổi 12-17. Ấn Độ đã cấp phép khẩn cấp vaccine của hãng dược Zydus Cadila cho người từ 12 tuổi trở lên. Canada là một trong những nước đầu tiên cho phép trẻ em từ 12 tuổi trở lên tiếp cận với vaccine Pfizer. Nhiều quốc gia khác đã chấp thuận và triển khai tiêm vaccine Pfizer phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, chẳng hạn Pháp, Israel, UAE, Singapore hay Hà Lan.

Tại sao trẻ em không thuộc nhóm ưu tiên tiêm vaccine Covid-19?

Một bé gái 12 tuổi được tiêm vaccine tại Bucharest, Romania, ngày 2/6. Ảnh: AP

Tính đến tối 16/10, Bộ Y tế đã tiêm chủng 61,9 triệu liều cho người trên 18 tuổi. Bộ tiếp tục mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vaccine công nghệ sản xuất khác nhau (vaccine mRNA, vaccine bất hoạt...).

Tại Việt Nam, Bộ Y tế không nói rõ loại vaccine nào được phép tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện cho trẻ 12-17 tuổi. Ngành y tế sẽ tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học (đối với địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường). Cha mẹ, người giám hộ cần ký vào phiếu đồng ý tiêm chủng.

Theo An Cầm/VNE

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.