"Thà nghèo yên bình" hơn giàu hỗn loạn

Tôi nhớ ngày Hà Nội còn chiến tranh chống Mỹ, giữa sự căng thẳng của những hồi còi báo động, giữa cảnh thiếu thốn những nhu yếu phẩm thiết yếu nhất, người Hà Nội vẫn bình thản.

​"Thà nghèo mà yên bình" - câu nói ấy là của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải tại cuộc họp giao ban đầu năm ở huyện Ba Vì (Hà Nội). Nguyên văn câu nói này là: “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình, còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”.

Trước đó một phút, ông Hải còn nói một câu nữa: “Nếu phát triển môi trường đầu tư, du lịch, nông nghiệp mà không bảo đảm được môi trường xã hội, tội phạm đầy ra, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi”.

Cái mà người đứng đầu TP Hà Nội muốn cả Hà Nội hướng đến là một môi trường xã hội lành mạnh, an ninh cho thủ đô, nơi người dân có thể yên tâm khi ra đường cả ban ngày và ban đêm, nơi tội phạm bị hạn chế tới mức thấp nhất, nơi con người sống với nhau bằng tình người, bằng văn hóa, bằng nhân văn chứ không phải bằng… tiền, dù tiền thì ai cũng cần.

Có lẽ do quá bức xúc mà vị bí thư Thành ủy Hà Nội đang được nhiều người Hà Nội kỳ vọng đã dùng chữ “thà”: “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình, còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”.

Tôi nghĩ ai cũng muốn một cuộc sống khá giả, thậm chí giàu có, từng người dân cũng vậy mà cả đất nước cũng vậy.

Nhưng đúng là không thể trả giá cho cuộc sống khá giả có nhiều tiền ấy bằng sự mất an toàn, bằng môi trường xã hội trở nên nguy hiểm, bằng cảnh bon chen giẫm đạp lên nhau như ta đã thấy tại lễ khai ấn đền Trần.

Ở đó, người ta cầu mong giàu sang, thăng quan tiến chức, tiền vào như nước. Chỉ có một điều người ta quên: đó là cầu mong hạnh phúc. Mà hạnh phúc thì nhiều khi không phải được làm nên bằng tiền bạc, mà bằng cuộc sống yên lành, với gia đình thuận hòa, đầm ấm, với láng giềng “tắt lửa tối đèn có nhau”…

Bí thư Hà Nội, trong khi nói về sự phát triển của thủ đô, đã nhấn mạnh tới yếu tố hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người dân. Sự bằng lòng với cuộc sống của mình không phải là sự thúc thủ hay trì trệ, không muốn phát triển.

Cảm giác an bình đó chỉ đến trong một môi trường xã hội “sạch” và ổn định, nó khiến con người an tâm trong khi làm mọi công việc hay phút thư giãn riêng mình, nó tạo nên một cảm giác mà người ta hay gọi là “trạng thái hạnh phúc”.

Tôi nhớ ngày Hà Nội còn chiến tranh chống Mỹ, giữa sự căng thẳng của những hồi còi báo động, giữa cảnh thiếu thốn những nhu yếu phẩm thiết yếu nhất, người Hà Nội vẫn bình thản.

Không ai nói người Hà Nội thuở ấy đang ở trong chiến tranh là có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng họ thanh thản.

Môi trường xã hội khi ấy cực “sạch”, không trộm cướp, không bạo lực, không giẫm đạp lên nhau ngay khi máy bay Mỹ xâm phạm vào không phận Hà Nội. Người Hà Nội khi ấy sống với nhau thật tình nghĩa.

Không ai muốn trở lại thời chiến tranh cơ khổ, nhưng là người Hà Nội, ai cũng muốn sống lại cảm giác ấm áp như thế, sống nghèo nhưng công bằng và yên bình.

Còn bây giờ, làm sao “trở lại ngày xưa ấy”? Tôi nghĩ cần có một quyết tâm thay đổi ghê gớm, sau rất nhiều năm không ít người Hà Nội, và không chỉ Hà Nội, đã thèm khát giàu sang một cách quá đà.

Cái giàu sang ấy đi cùng hỗn loạn, với sự xuống cấp thê thảm của môi trường xã hội, cái giàu sang ấy khiến người ta không chỉ bất an mà còn sợ hãi.

Kinh tế dần dần rồi sẽ khá lên, nhưng môi trường xã hội mà xuống cấp thì không biết bao giờ mới “trở lại ngày xưa” được.

Theo THANH THẢO/tuoitre.vn

Đọc thêm

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Nhiều năm qua, không ít hộ sản xuất bánh đa nem ở Hà Tĩnh vẫn duy trì việc phơi bánh bên lề đường, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Dù là kỳ nghỉ hè nhưng nhiều học sinh ở Hà Tĩnh vẫn phải tất bật tham gia các lớp học thêm. Nhiều em lịch học dày đặc không kém gì năm học chính khóa.
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và thân thiện với mọi đối tượng trong xã hội là mục tiêu mà Hà Tĩnh hướng tới. Thế nhưng, với người khuyết tật thì con đường tiếp cận các không gian công cộng, giao thông hay dịch vụ thiết yếu vẫn còn hạn chế.
Làm gì để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động?

Làm gì để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động?

Xuất khẩu lao động được nhiều người chọn lựa như một giải pháp để giảm nghèo, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng lòng tin của người lao động để trục lợi. Vì sao lại có thực trạng này? Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình “Vấn đề hôm nay”.
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Nguyễn Phúc Lương và hành trình truyền cảm hứng tuổi 18

Nguyễn Phúc Lương và hành trình truyền cảm hứng tuổi 18

Nguyễn Phúc Lương, cựu học sinh 12 Toán 1, THPT Chuyên Hà Tĩnh vừa liên tiếp nhận được thông báo trúng tuyển từ 12 trường đại học ở Mỹ. Cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Phúc Lương về hành trình chinh phục học bổng từ các đại học danh giá.
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.