(Baohatinh.vn) - Am thờ nằm sâu trong cánh rừng trên địa bàn xã Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh), biệt lập với thế giới xung quanh, là nơi thờ 6 nữ TNXP thuộc Đại đội 538 - N53 - P18 hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Video: Am thờ 6 nữ liệt sĩ TNXP Đại đội 538 tại xã Lộc Yên (Hương Khê).
Sau hơn 1 tiếng đồng hồ di chuyển trên tuyến đường đất độc đạo, xuyên qua những cánh rừng, chúng tôi mới đến được am thờ 6 nữ liệt sĩ TNXP Đại đội 538 giữa trùng điệp núi non của xã Lộc Yên (Hương Khê).
Am thờ được xây dựng trên nền đất rộng khoảng 30 m2, là nơi thờ 6 nữ liệt sĩ TNXP của đơn vị hy sinh khi đang làm nhiệm vụ thông đường, thông xe.
Năm 1972, Đại đội TNXP 538 - N53 - P18 được giao đóng quân tại tuyến đường chiến lược 21 với nhiệm vụ chính là thông đường, thông xe, tất cả vì tiền tuyến với khẩu hiệu: “Máu có thể đổ, tim có thể ngừng đập, nhưng mạch máu giao thông không thể tắc”. Đúng 7h30" ngày 18/9/1972, khi đơn vị đang làm nhiệm vụ lấp hố bom thì bị máy bay Mỹ oanh tạc. Dưới làn mưa bom, 6 đồng chí nữ của Đại đội TNXP 538 đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, người trẻ nhất chỉ mới 17 tuổi.
Bà Trần Thị Bích Hồng, cựu TNXP Đại đội TNXP 538 - N53 - P18 ngậm ngùi nhớ lại: “Tôi nhớ ngày hôm ấy, sau khi đơn vị bị địch ném bom, chúng tôi đã đi tìm đồng đội. Trong quá trình tìm kiếm, máy bay lại tiếp tục ném bom nên mấy tiếng sau mới tìm thấy 2 thi thể bị đất vùi lấp trong hầm. Đó là người bạn thân của tôi Trần Thị Đàm và đồng chí Đào Thị Hương. Đó cũng là 2 người may mắn tìm thấy, còn 4 người khác, dù được chúng tôi tìm kiếm suốt hơn 15 ngày nhưng họ mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ".
6 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong thờ ở am gồm:
1. Trần Thị Đàm, sinh năm 1954, quê quán: xã Thuận Lộc, Can Lộc, nay là xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh.
2. Nguyễn Thị Lý, sinh năm 1955, quê quán: xã An Lộc, Can Lộc, nay là xã Bình An, huyện Lộc Hà.
3. Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1952, quê quán: thị trấn Nghèn, Can Lộc.
4. Đào Thị Hương, sinh năm 1954, quên quán: xã Hòa Hải, Hương Khê,
5. Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1952, quê quán: xã Tiến Lộc, nay là thị trấn Nghèn, Can Lộc.
6. Hoàng Thị Hạnh, sinh năm 1952, quê quán: xã Thanh Lộc, Can Lộc.
Sau hơn 50 năm, những người đồng đội cũ đã quyên góp, huy động xã hội hóa, xây dựng am thờ cho 6 đồng chí đã hy sinh tại chiến trường nơi đây.
Dù nằm ở vị trí gần như biệt lập với thế giới xung quanh, song những anh em đồng đội, gia đình, người thân của các liệt sĩ TNXP và các ĐVTN vẫn thường xuyên hương khói, chỉnh trang...
...dâng hương hoa, lễ vật như lời tri ân sâu sắc nhất đối với những người đã hy sinh, mãi mãi nằm lại nơi chiến trường vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, các cựu TNXP, các bạn ĐVTN dâng hương tại am thờ 6 nữ liệt sỹ TNXP Đại đội 538.
Trầu không “tiến vua” ở thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) được nhiều người ưa dùng bởi vị thơm nồng khác biệt. Hiện cả làng đang tất bật chăm sóc, thu hoạch, chuẩn bị cho vụ Tết.
Sở hữu vẻ đẹp ngọt ngào và màn thể hiện xuất sắc qua các phần thi, nữ sinh quê Hà Tĩnh Nguyễn Linh Chi đã xuất sắc giành ngôi vị Á hậu 3 tại cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024.
Các tham luận tại hội thảo do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều (Hà Tĩnh) tổ chức đã cho thấy nhiều giá trị mới về tác phẩm văn học kinh điển.
Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Gà hầm bí đỏ, đuôi bò hầm thuốc bắc, chân dê hầm đinh lăng... là những món ngon được chị em phụ nữ Hương Sơn (Hà Tĩnh) chế biến từ danh tác "Nữ công thắng lãm" của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông tại “Hội thi chế biến các món ăn cổ truyền gắn với các vị thuốc”.
Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Chương trình “Lữ hành 3 miền – Kết nối – Hội tụ & Phát triển” là cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Tĩnh và trên toàn quốc gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Hàng trăm bức ảnh, tư liệu tại triển lãm kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ giúp người dân Hà Tĩnh và du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y.
Nguyễn Thị Mỹ Chung (21 tuổi, quê huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) gây ấn tượng tại chương trình "Cơ hội cho ai" với khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo, sở hữu 2 học bổng toàn phần tại Canada, 1 start-up mảng làm đẹp cùng kinh nghiệm làm việc đáng nể.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những trang văn, bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông về quê hương, làng mạc, núi non… đến nay vẫn luôn hấp dẫn, cuốn hút, điều này được thể hiện rất rõ trong Thượng Kinh ký sự.
Cao điểm có gần 100 công nhân cùng nhiều loại máy móc được huy động để đẩy nhanh việc hoàn thành các hạng mục thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Phải mất hàng chục năm, cùng với sự kiên trì và đôi bàn tay khéo léo, người dân ở Hà Tĩnh mới có thể tạo nên những cổng nhà, hàng rào bằng xây xanh cực kỳ ấn tượng và đẹp mắt.
Với tấm lòng thơm thảo, chị Nguyễn Thị Nguyệt ở TDP 2, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn luôn dành những món quà nhỏ để hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.
“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Những tư liệu quý về Bác Hồ do ông Nguyễn Văn Dưỡng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) sưu tầm đã góp phần lan tỏa tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh.
Với bà Lê Thị Thanh - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh), việc được góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp là niềm hạnh phúc.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" thành công, để lại ấn tượng trong lòng người dân và bạn bè muôn phương.
Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" diễn ra thành công, tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc sâu sắc cho người dân cũng như du khách khi về với Hà Tĩnh.
Sau 4 ngày diễn ra tại Hà Tĩnh với nhiều hoạt động, Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh chính thức khép lại.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Với sự quyết tâm, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, xã Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao trong năm 2024.
Những giai thoại gắn liền với vua Hàm Nghi và những báu vật nhà vua ban cho người dân xã Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) được bà con lưu truyền qua nhiều thế hệ, gìn giữ cẩn thận đến ngày nay.
Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.
Hội thảo là dịp để khẳng định lại các giá trị mang tầm nhân loại và đánh giá công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh sau 10 năm được UNESSCO vinh danh.