Mô hình nuôi gà liên kết của gia đình anh Nguyễn Đình Khanh (SN 1983 ở thôn 7, xã Gia Phố) được triển khai từ năm 2021, có diện tích hơn 2.000 m2, với quy mô 20 nghìn con/lứa, giống gà mía lai chọi. Đây là trang trại chăn nuôi gà thương phẩm có liên kết quy mô lớn nhất của huyện Hương Khê.
Đầu tháng 4 năm 2021, anh Khanh đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà khép kín. Anh Khanh ký kết hợp đồng, thỏa thuận với Công ty Japfa Comfeed Việt Nam đóng tại Vĩnh Phúc về đầu tư mô hình liên kết chăn nuôi gà gia công. Trong đó, công ty chịu trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh cho đàn gà và hướng dẫn kỹ thuật. Hộ gia đình chỉ đầu tư chuồng trại ban đầu, hàng ngày chăm sóc cho đàn gà ăn và phòng dịch theo hướng dẫn.
Từ hệ thống làm mát, hệ thống máng ăn, nước uống, máy sưởi, hệ thống điện chiếu sáng,… của trại gà đều được thiết kế rất bài bản, tự động hóa hoàn toàn.
Trang trại sử dụng đệm lót sinh học, đảm bảo việc phân hủy phân dễ dàng làm cho mùi hôi và khí độc trong chuồng được giảm thiểu, cải thiện môi trường sống cho vật nuôi và người lao động.
Thời gian nuôi khoảng hơn 100 ngày là có thể xuất bán, mỗi con gà có trọng lượng khoảng 2,2 kg đến 2,4 kg. Công ty đã chi trả mỗi kg gà 6.000 đồng tiền công chăm sóc.
“Chu kỳ nuôi gà ngắn nên giúp anh nhanh thu hồi vốn, mỗi năm anh nuôi 3 lứa gà thu lãi trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, mô hình kinh tế của gia đình còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng”, anh Khanh chia sẻ.
Ngoài việc được công ty hướng dẫn kỹ thuật, anh Khanh còn tìm hiểu nhiều tài liệu trên mạng và từ thực tiễn để có được cách chăm sóc gà tốt nhất. Nhờ nắm bắt kỹ thuật tốt nên đàn gà phát triển rất tốt, không có dịch bệnh xảy ra, tỷ lệ sống đạt 98%.
Theo anh Khanh, trong quá trình nuôi, việc chăm sóc, cho ăn hàng ngày là hết sức quan trọng, đó là phải cân đối sao cho lượng thức ăn vừa phải đủ để gà phát triển; sau khi ăn xong là tắt toàn bộ hệ thống điện để gà ngủ, hạn chế vận động tiêu tốn nhiều năng lượng, như vậy gà mới phát triển nhanh.
Cùng với đó, khu vực chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế người ra vào; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin nguy hiểm theo định kỳ, như giai đoạn đầu tiêm phòng cúm H5N1, cầu trùng,...; thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun tiêu độc khử trùng một tuần một lần, khử mùi bằng men vi sinh, nhất là thời điểm xuất bán và nhập nuôi lứa mới. Ngoài ra cần bổ sung vitamin cho gà qua đường nước để gà tăng sức đề kháng cho gà khỏe mạnh, lớn nhanh…
Bên cạnh đó, cần xây dựng các khu chuồng trại, khu dự trữ - chế biến thức ăn, khu xử lí vật nuôi - сhất thải chuyên biệt với nhau để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho ѕự phát triển lâu dài của trang trại. Đặc biệt, сần phải chuẩn bị hố sát trùng gần chuồng nuôi, treo bіển nhắc nhở mọi người khử trùng và trang bị trước khi νào khu vực nuôi gà. Trong ảnh: Vỏ trấu dùng làm đệm lót sinh học được anh Khanh dự trữ, chuẩn bị tốt điều kiện lứa gà mới.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Phố Nguyễn Thị Minh đánh giá: “Với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, đến nay, mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết của gia đình anh Nguyễn Đình Khanh đã đem lại thành công và nguồn thu nhập ổn định. Đây được xem là phương thức hợp tác làm ăn mới của nông dân trong phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở xã Gia Phố nói riêng và toàn huyện nói chung. Vì vậy, từ hiệu mô hình của anh Khanh, người dân có thể nghiên cứu học tập, nhân rộng để nâng cao thu nhập cho gia đình”. (Trong ảnh: Đại diện đoàn thanh niên huyện Hương Khê tham qua mô hình nuôi gà liên kết của gia đình anh Nguyễn Đình Khanh).