Nhiều giải pháp phát triển kinh tế vùng bán sơn địa Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Xây dựng các mô hình kinh tế mới, phát huy hiệu quả vườn mẫu, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng... người dân xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang từng bước nâng cao thu nhập.

Năm 2018, thực hiện đề án trồng cam chất lượng cao trên vùng bán sơn địa của UBND huyện Cẩm Xuyên, ông Nguyễn Đình Tấn (SN 1965) trú tại thôn Quỳnh Sơn, xã Cẩm Sơn mạnh dạn xoá bỏ vườn tạp, trồng hơn 200 gốc cam giống V2 trên tổng diện tích 1,3 ha. Sau hơn 6 năm, khu vườn của ông Tấn trở thành một trong những vườn mẫu điển hình của xã, mang về cho gia đình mức thu nhập khá.

2-9909.jpg
Vườn trồng cam chất lượng cao của ông Tấn.

Ông Tấn chia sẻ: “Khi mới bắt đầu triển khai mô hình trồng cam chất lượng cao, tôi được chính quyền địa phương hỗ trợ 100% chi phí giống, Hội Nông dân hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc. Với định hướng trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, vườn cam của tôi cho năng suất cao, chất lượng cam ngọt, được nhiều người tiêu dùng yêu thích”.

Cũng theo ông Tấn, vườn cam chất lượng cao hiện cho thu hoạch khoảng 3 tấn/năm, đem về cho gia đình mức thu nhập 75 – 80 triệu đồng/năm. Thị trường tiêu thụ rộng mở tại các địa phương trong tỉnh như: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà,… và nhiều tỉnh/thành khác như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…

Cùng với gia đình ông Tấn, xã Cẩm Sơn có thêm 2 vườn cam chất lượng cao với quy mô 200 – 350 gốc/vườn, cho năng suất từ 2-3 tấn/năm.

1-2506.jpg
3-7794.jpg
Vườn cam của ông Tấn đang trong giai đoạn thu hoạch.

Đầu năm 2024, ông Hoàng Văn Chương (SN 1968) trú tại thôn Thượng Sơn đầu tư xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn với tổng kinh phí lên tới hơn 500 triệu đồng. Đây là mô hình nuôi lươn thương phẩm đầu tiên trên địa bàn xã Cẩm Sơn. Với những hiệu quả bước đầu, mô hình từng bước mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

Ông Chương cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chủ yếu trồng lúa, làm thợ xây, vì vậy thu nhập bấp bênh. Sau khi tìm hiểu các mô hình nuôi lươn không bùn, tôi quyết định đầu tư xây 20 bể nuôi lươn với tổng diện tích khoảng 150 m2. Với số lượng khoảng 40.000 con giống, tôi kỳ vọng có thể đạt 5 tấn lươn thương phẩm sau 8 tháng nuôi. Nếu thuận lợi, sau 2 tháng nữa tôi sẽ xuất bán lứa lươn đầu tiên, dự kiến mức lợi nhuận khoảng 150 – 200 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi lươn, tôi cũng đang có kế hoạch cải tạo 600 m2 ao hồ để thí điểm mô hình nuôi cua đồng".

4-6473.jpg
Mô hình nuôi lươn không bùn của ông Chương.

Với mục tiêu đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, xã Cẩm Sơn tích cực linh hoạt các giải pháp sản xuất, ứng dụng công nghệ, đưa nhiều giống cây, con mới vào sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu lớn nhất nhằm tái cơ cấu sản xuất, chuyển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, khai thác tối đa giá trị.

Vụ đông năm 2024, xã là địa phương đầu tiên trong 9 xã phía Nam huyện Cẩm Xuyên thí điểm trồng cây khoai lang giống Nhật trên tổng diện tích 4 ha. Đây là giống khoai ít mầm bệnh, khả năng sinh trưởng tốt, cho chất lượng củ ngon ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao, thị trường tiêu thụ rộng mở.

Chị Trần Thị Hằng (SN 1985) trú tại thôn Hương Sơn, cho biết: “Trước đây, 3 sào diện tích của tôi chủ yếu trồng lạc, năm nay, gia đình tôi quyết định sản xuất vụ đông với cây khoai lang giống Nhật. Nhờ sự hỗ trợ 100% chi phí giống từ địa phương và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc từ cán bộ nông nghiệp, tôi và nhiều hộ dân khác kỳ vọng có thể nâng cao mức thu nhập từ vườn hộ của mình”.

5-3266.jpg
Chị Hằng được cán bộ Hội Nông dân xã Cẩm Sơn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc khoai lang giống Nhật.

Bên cạnh xây dựng các mô hình kinh tế, vườn mẫu cho thu nhập cao, thời gian qua, xã Cẩm Sơn còn tập trung phát huy hiệu quả kinh tế từ hơn 3.300 diện tích đất lâm nghiệp; phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại; nâng cao hiệu quả hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…

Ông Hoàng Văn Hiệp – Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết: “Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế xã hội, hướng tới hoàn thiện các tiêu chí trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Cẩm Sơn đang chú trọng xây dựng nhiều mô hình kinh tế mới như: nuôi lươn không bùn, nuôi dúi, nuôi hươu sao… Toàn xã hiện có 5/9 thôn đạt khu dân cư kiểu mẫu, 35 vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao”.

Cũng theo ông Hiệp, bên cạnh sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, địa phương cũng có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; tạo điều kiện để người dân có thể tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.

Với nhiều hoạt động đa dạng, phát huy tối đa tiềm lực phát triển kinh tế tại vùng bán sơn địa, xã Cẩm Sơn đặt mục tiêu tăng 10,5% tổng thu nhập, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người trên 57 triệu đồng/người/năm và giảm 1,2% tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2024.

Video: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả ở vùng bán sơn địa Cẩm Xuyên.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.
Hành trình miệt mài xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Hành trình xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Khép lại một mùa vụ đầy thắng lợi, nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm niềm vui khi hạt gạo quê hương đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Ước mơ xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo đang dần trở thành hiện thực.
Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Sau một đêm vất vả vươn khơi, bám biển, nhiều tàu cá của ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) cập bến trong niềm vui phấn khởi vì trúng đậm cá bạc má.
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.
9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

Với quy mô hơn 24.000 con gà siêu đẻ loại Isa Brown và D310, anh Nguyễn Như Đức (SN 1991) - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Như Gia ở xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nhân rộng chuỗi tiêu thụ, đạt doanh thu 7 tỷ đồng/năm.
Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn năm nay, bà con nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) rất phấn khởi vì không chỉ được mùa mà còn được giá.