Tháo dỡ chợ cũ Kỳ Anh đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn

(Baohatinh.vn) - Sáng 26/12, UBND thị xã Kỳ Anh tiến hành tháo dỡ các hạng mục tại chợ huyện Kỳ Anh (cũ).

Trước đó, UBND thị xã Kỳ Anh đã ra các thông báo về việc chấm dứt hoạt động giao thương, buôn bán tại chợ huyện Kỳ Anh (cũ), yêu cầu bà con tiểu thương di dời hàng hóa, tài sản ra khỏi chợ trước ngày 24/12 để lực lượng liên quan triển khai công tác tháo dỡ.

Tháo dỡ chợ cũ Kỳ Anh đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn ảnh 1
Tháo dỡ chợ cũ Kỳ Anh đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn ảnh 2
Tháo dỡ chợ cũ Kỳ Anh đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn ảnh 3

Người dân tích cực phối hợp với các lực lượng di dời hàng hóa ra khỏi khu vực chợ

Nhờ chuẩn bị chu đáo các phương án nên ngay từ 6h sáng, các lực lượng đã thực hiện việc tháo dỡ theo đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản.

Theo quan sát, đa phần các hộ tiểu thương ở chợ huyện Kỳ Anh (cũ) đã chấp hành việc di dời tài sản ra khỏi chợ trong những ngày trước đây. Tuy nhiên, quá trình tháo dỡ vẫn có một bộ phận nhỏ tiểu thương chống đối, cản trở.

Song, nhờ được được tuyên truyền, vận động nên các hộ dân đã chấp hành việc tháo dỡ một cách nghiêm túc.

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.