(Baohatinh.vn) - Trưa nay (6/12), lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ các chốt phong tỏa tại thôn Phú Hải, xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), kết thúc thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 tại khu vực này.
Lực lượng chức năng tháo rào chắn.
Trước đó, ngày 26/11, sau khi xác định L.K.B.P (SN 2005) ở thôn Phú Hải (Kỳ Phú) - học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Huệ dương tính virus SARS-CoV-2, huyện Kỳ Anh đã ra quyết định thiết lập cách ly y tế tạm thời đối với 556 hộ gia đình, gồm 2.029 nhân khẩu, thuộc địa bàn thôn Phú Hải và 4 gia đình, 14 nhân khẩu thuộc địa bàn thôn Phú Trung - giáp ranh thôn Phú Hải.
Kể từ ngày 26/11 đến nay, trên địa bàn 2 thôn Phú Hải, Phú Trung (Kỳ Phú) không phát sinh F0 trong cộng đồng. Đồng thời, các mẫu xét nghiệm diện rộng theo hộ gia đình trên địa bàn 2 thôn đều có kết quả âm tính.
... dỡ bỏ nhà bạt, thu dọn đồ đạc tại các chốt phong tỏa.
Ngày 6/12/2021, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Kỳ Anh ban hành Quyết định số 179/QĐ-BCĐ về việc dỡ bỏ phong tỏa khu vực cách ly y tế tạm thời vùng có dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg đối với thôn Phú Hải và 4 hộ gia đình thôn Phú Trung, xã Kỳ Phú.
Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú Nguyễn Kiên Quyết cho biết thêm: “Hiện, xã Kỳ Phú vẫn đang cách y 54 hộ, 91 nhân khẩu là các F1 của ca bệnh L.K.B.P. Tất cả các F1 này đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính lần 2".
Để kiểm soát dịch hiệu quả sau khi nhịp sống trở lại bình thường, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện 5K, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19.
Dù có các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp song do tâm lý chủ quan, không thăm khám nên nhiều người dân Hà Tĩnh đã bị các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch, thận và não.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Sở Y tế Hà Tĩnh đã hoàn thành việc tiếp nhận các trung tâm y tế tuyến huyện, qua đó, tạo sự thuận lợi trong vận hành hiệu quả mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Đây là một trong những yêu cầu mà UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt ra với ngành y tế tại văn bản mới đây về tăng cường đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Bổ sung thêm hệ thống điều hòa, quạt mát và nước uống là những giải pháp đang được các cơ sở y tế của Hà Tĩnh triển khai nhằm chống nóng, giảm nhiệt cho người bệnh.
Nhân viên y tế và người dân Hà Tĩnh đã được trang bị các kỹ năng sơ cấp cứu, xử lý ban đầu nhanh chóng và đúng cách trong tình huống khẩn cấp về sức khỏe trước khi được đưa đến cơ sở y tế.
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Việc chuyển giao kỹ thuật PHCN bàn chân bẹt, cong vẹo cột sống ở trẻ từ các chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương cho y, bác sỹ Hà Tĩnh nhằm phát hiện và điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do ngộ độc methanol, thậm chí tử vong khi sử dụng cồn y tế giả.
Giám đốc CDC Hà Tĩnh khuyến cáo, với việc thời tiết diễn biến thất thường nên dịch sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm khác xảy ra sớm hơn các năm trước.
Tìm hiểu sâu tôi mới thấy, công việc tưởng như nhàm chán của cán bộ, nhân viên Khoa Huyết học - Truyền Máu, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh lại ẩn chứa những “cựa mình” mãnh liệt của sự sống.
Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên xuất hiện từ cuối năm 2024, kéo dài đến thời điểm hiện nay và đang diễn biến rất phức tạp; số thôn, số xã có dịch không ngừng gia tăng.
Hội nghị khoa học thường niên là dịp để các chuyên gia, bác sĩ ở các bệnh viện lớn trong cả nước và y bác sĩ Hà Tĩnh trao đổi về công tác chẩn đoán, ứng dụng kỹ thuật mới.
Với sự hỗ trợ từ Vingroup, Hà Tĩnh đang cụ thể hoá Đề án cấp cứu ngoại viện của Bộ Y tế bằng nhiều hành động thiết thực, quyết tâm không để người bệnh lỡ “giờ vàng” trong cấp cứu.
Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Anh Nguyễn Ngọc Chính - Phó Bí thư Đoàn phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh) và chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (cán bộ UBND xã Thuần Thiện, Can Lộc, Hà Tĩnh) hiến tặng 2 đơn vị máu, giúp 2 bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
Chương trình Hành trình Đỏ lần thứ IV, tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025 tiếp tục lan toả phong trào hiến máu tình nguyện tại Hà Tĩnh để mọi người cùng chung tay, góp sức, thực hiện nghĩa cử cao đẹp “hiến máu cứu người”.
Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?