Thầy trò Hà Tĩnh phấn khởi với 4 môn thi tốt nghiệp THPT

(Baohatinh.vn) - Việc Bộ GD&ĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với 4 môn thi đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo giáo viên, học sinh Hà Tĩnh.

Thầy trò Hà Tĩnh phấn khởi với 4 môn thi tốt nghiệp THPT

Em Bùi Thị Linh - Trường THPT Cẩm Bình cảm thấy nhẹ nhõm sau khi Bộ GD&ĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 4 môn.

Những ngày này, ở các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh, câu chuyện được các em học sinh và giáo viên quan tâm nhất là phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ GD&ĐT.

Thay vì 6 môn thi như trước, các thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn tự chọn trong số các môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Phương án này đã mang niềm vui, sự nhẹ nhõm đến với học sinh lớp 11 bởi việc giảm áp lực trong học tập và thi cử.

Em Bùi Thị Linh, lớp 11A6 - Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) bày tỏ: “Sau nhiều thấp thỏm chờ mong kể từ khi Bộ GD&ĐT lấy ý kiến bàn phương án thi tốt nghiệp THPT, đến nay chúng em đã thở phào nhẹ nhõm. Với phương án này, em sẽ có thời gian dành cho các môn học yêu thích và tập trung cho các môn có sử dụng điểm để xét tuyển đại học”.

Theo ghi nhận của nhiều cán bộ, giáo viên, phương án thi 4 môn có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh khi các em giảm được 2 môn so với số môn thi hiện nay; giảm chi phí cho gia đình học sinh và xã hội khi số buổi thi chỉ còn 3, giảm một số buổi thi so với hiện nay. Lựa chọn này cũng tránh được sự mất cân bằng giữa tổ hợp tuyển sinh khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như nhiều năm trước; đồng thời tạo điều kiện cho học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình.

Thầy trò Hà Tĩnh phấn khởi với 4 môn thi tốt nghiệp THPT

Các nhà trường duy trì việc dạy học theo phân phối chương trình chính khóa để đảm bảo kiến thức cho học sinh ở tất cả các bộ môn.

Cô Nguyễn Thị Minh Tâm - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Can Lộc cho biết: “Quyết định của Bộ GD&ĐT đã tác động lớn đến tâm lý giáo viên và học sinh khi giảm áp lực trong dạy học và thi cử. Tuy nhiên, sau khi chốt phương án thi tốt nghiệp 4 môn, điều mà chúng tôi quan tâm hiện nay là phương án xét tuyển đại học năm 2025 theo chương trình mới. Vì thế, nhà trường vẫn tiếp tục duy trì việc dạy học theo phân phối chương trình chính khóa để đảm bảo kiến thức cho học sinh ở tất cả các bộ môn”.

Thay đổi lớn trong kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 trở đi còn là việc môn Ngoại ngữ trở thành môn tự chọn. Đối với vấn đề này, nhiều giáo viên cũng cho rằng, Ngoại ngữ từ môn học bắt buộc trở thành môn tự chọn không quá ảnh hưởng đến việc dạy và học của các nhà trường hiện nay. Học sinh có học lực kém hơn sẽ cảm thấy bớt áp lực, ngược lại, các em lựa chọn Ngoại ngữ để xét tuyển vào các trường đại học hay học vì yêu thích vẫn sẽ theo đuổi và học tập nghiêm túc.

Thầy trò Hà Tĩnh phấn khởi với 4 môn thi tốt nghiệp THPT

Học sinh Trường THPT Hà Huy Tập (Cẩm Xuyên) phấn khởi với phương án thi tốt nghiệp THPT 2025

“Quyết định này cũng tác động lớn đến giáo viên, thúc đẩy mỗi thầy cô phải thay đổi để đổi mới phương pháp giảng dạy. Khi không còn áp lực thi cử, việc dạy học Tiếng Anh sẽ chuyển dần sang hướng phát triển các kỹ năng cho học sinh”, cô Hồ Việt Hoa, giáo viên Tiếng Anh - Trường THPT Hà Huy Tập (Cẩm Xuyên) chia sẻ.

Thực tế cho thấy, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có rất nhiều đổi mới so với chương trình cũ. Vì vậy, việc triển khai sớm phương án môn thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT đã tạo điều kiện cho các nhà trường, học sinh trong việc chuẩn bị sớm về tâm lý, kiến thức cho kỳ thi.

Phương án chốt 4 môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ GD&ĐT giúp học sinh và các nhà trường giảm áp lực thi cử, dạy học, giảm được chi phí cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo kiến thức Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chúng tôi đã chỉ đạo các nhà trường tiếp tục duy trì việc dạy học như cũ bởi năm nay các em đang học lớp 11. Để chuẩn bị cho kỳ thi vào năm 2025, ngành sẽ bám sát các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

Thầy Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.