Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự thịnh vượng quốc gia

Thủ tướng mong muốn cộng đồng doanh nhân phải nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, thực hiện liêm chính trong kinh doanh.

Sáng nay (13/10), tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 15 năm Ngày doanh nhân Việt Nam và trao danh hiệu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2019. Đây là sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho giới công thương.

Nhấn mạnh doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đem lại sự thịnh vượng của quốc gia, Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế, vươn tới những chuẩn mực hàng đầu trong khu vực và thế giới để tạo môi trường và bệ đỡ cho sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp, doanh nhân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự thịnh vượng quốc gia

Các đại biểu dự buổi lễ thực hiện nghi thức chào cờ

Dự buổi lễ còn có lãnh đạo các bộ, ngành; bà Lee Ju Song - Giám đốc Khu vực Châu Á – Phòng Thương mại Quốc tế và Liên đoàn các Phòng Thương mại Thế giới ICC; đông đảo doanh nhân, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có 100 doanh nhân là lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu được trao tặng Cúp Thánh Gióng năm 2019.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thay mặt cho giới doanh nhân Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ thời gian qua với mục tiêu xây dựng kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Chính phủ và Thủ tướng luôn trăn trở để đồng hành cùng doanh nghiệp, thường xuyên có các cuộc đối thoại quan trọng với doanh nghiệp, doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó, Chính phủ đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp phát triển hiệu quả vào năm 2020.

Còn bà Lee Ju Song - Giám đốc Khu vực Châu Á – Phòng Thương mại Quốc tế và Liên đoàn các Phòng Thương mại Thế giới ICC, tổ chức đại diện cho hơn 45 triệu công ty tại hơn 100 quốc gia, thì bày tỏ đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về nỗ lực điều hành nền kinh tế thời gian qua, giúp kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng hấp dẫn, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam lần đầu tiên vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới, vị trí 67 trong số 141 nền kinh tế được xếp hạng.

Doanh nghiệp mang lại thịnh vượng quốc gia

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, với việc thăng hạng 10 bậc, Việt Nam trở thành quán quân về sự bứt phá trên đường đua toàn cầu về cải thiện năng lực cạnh tranh. Thủ tướng cũng cho biết, Ngân hàng Phát triển Châu Á tuần qua đánh gía Việt Nam dẫn đầu ASEAN và trong nhóm dẫn đầu châu Á về tốc độ tăng trưởng. Cho rằng đây là thành công lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới giảm tốc, bất ổn gia tăng, Thủ tướng khẳng định, thành quả này có đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự thịnh vượng quốc gia

Thủ tướng gặp gỡ các đại biểu dự buổi lễ .

“Doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, đã không chỉ đóng góp cho tăng trưởng GDP, việc làm, thu nộp ngân sách tốt, mà chính doanh nghiệp là nơi chuyển giao khoa học công nghệ kịp thời trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay. Không chỉ tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đem lại việc làm và sự thịnh vượng của quốc gia” - Thủ tướng nêu rõ.

Nhấn mạnh đến trách nhiệm xã hội của doanh nhân, Thủ tướng cho rằng, đằng sau mỗi doanh nhân không chỉ là tài sản của cá nhân mình, mà còn là cuộc sống của hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn hay chục nghìn người lao động và gia đình họ.

Thủ tướng cho biết, những ngày vừa qua, Trung ương đã thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, đó là các thời điểm hệ trọng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và thành lập Nước. Trong đó, mục tiêu hướng tới là trở thành nước phát triển có thu nhập cao, có thể chế và năng lực cạnh tranh vượt trội, nằm trong nhóm các nền kinh tế dẫn đầu khu vực ASEAN và châu Á.

Dịp này, Thủ tướng nhắn nhủ với các doanh nhân, thoát nghèo đã khó, trở nên giàu có và hùng cường còn khó khăn hơn gấp bội lần. Để hoàn thành sứ mệnh này, chúng ta phải tiếp tục phát huy tinh thần của một dân tộc con Rồng, cháu Tiên. Tinh thần dân tộc đã là cội nguồn của những chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, và bây giờ, chúng ta hy vọng, tinh thần dân tộc sẽ lại là cội nguồn sức mạnh để đưa dân tộc ta tới đài vinh quang trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa đất nước.

“Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế, vươn tới những chuẩn mực hàng đầu trong khu vực và thế giới để tạo môi trường và bệ đỡ cho sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp, doanh nhân. Chính phủ sẽ đồng hành và hậu thuẫn cho sự nghiệp làm ăn của người dân và doanh nghiệp. Trong thành công của doanh nghiệp có đóng góp của chính quyền và trong thất bại của doanh nghiệp có trách nhiệm của chính quyền. Thành công của doanh nghiệp, doanh nhân là thành công của Chính phủ, của nhân dân và đất nước” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Cần nêu cao đạo đức doanh nhân

Khẳng định, đổi mới thể chế và nâng cấp doanh nghiệp là đôi cánh để nền kinh tế Việt Nam bay lên, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân hãy chung tay với Đảng và Nhà nước trong những nỗ lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách thể chế pháp luật, hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời phấn đấu tự nâng cấp mình, vươn tới những chuẩn mực toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự thịnh vượng quốc gia

Thủ tướng mong muốn cộng đồng doanh nhân phải nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, thực hiện liêm chính trong kinh doanh.

Cho rằng kinh doanh liêm chính và nhân văn, đổi mới và sáng tạo, tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu là yêu cầu sống còn, là mệnh lệnh của trái tim và khối óc của doanh nghiệp, doanh nhân trong tình hình mới, Thủ tướng đề nghị, cộng đồng doanh nhân phải nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện liêm chính trong kinh doanh; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; cạnh tranh lành mạnh, chia sẻ và liên kết hợp tác; đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh như tinh thần Nghị quyết 35 của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp đã đề ra.

"Chúng ta cần có hàng trăm, hàng ngàn và cả một thế hệ các nhà doanh nhân và các nhà công nghiệp dân tộc hùng mạnh. Những “con sếu” đầu đàn và chúng ta cần có cả đàn chim Việt bay cao, bay xa trong nền kinh tế toàn cầu. Để đất nước phát triển bền vững thì mỗi doanh nghiệp phải phát triển bền vững, nghĩa là doanh nghiệp cũng cần hài hòa 3 đỉnh của tam giác phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng mong muốn, doanh nghiệp, doanh nhân hãy vì dân tộc, vì người lao động, vì bản thân chính doanh nghiệp và cộng đồng, tập trung khắc phục những hạn chế, có khát vọng vươn xa, gắn kết với nhau cùng làm ăn, nâng tầm chuyên nghiệp và bài bản.

Cho biết Việt Nam đã, đang và sẽ là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt là các dòng vốn FDI chất lượng cao, Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Việt chuẩn bị sẵn sàng để không chỉ tham gia vào chuyển giao công nghệ mà còn phải có khả năng đổi mới và sáng tạo ra những tiến bộ công nghệ mới.

Các doanh nhân cần đề cao tinh thần doanh nghiệp, hun đúc tinh thần khởi nghiệp, coi sáng tạo là một thứ tài nguyên mới, để khởi nghiệp và hãy khởi nghiệp với tinh thần không sợ hãi. Động viên các doanh nghiệp phấn đấu vươn lên, Thủ tướng dẫn ra câu nói ở thung lũng Silicon “Bạn sẽ không thành công nếu chưa bao giờ thất bại. Bạn sẽ học được nhiều điều từ thất bại”. Thủ tướng cũng cho biết, ông bà ta cũng đã nói “thất bại là mẹ thành công”.

Vui mừng về thông tin 9 tháng qua, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục mới với trên 102 nghìn doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân 1 doanh nghiệp tăng mạnh, đạt trên 12 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay, đồng thời có trên 21 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động, Thủ tướng cho rằng, đó chính là niềm tin thị trường, niềm tin xã hội và niềm tin của doanh nghiệp đối với Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự thịnh vượng quốc gia

Thủ tướng tiếp bà Lee Ju Song - Giám đốc Khu vực Châu Á – Phòng Thương mại Quốc tế và Liên đoàn các Phòng Thương mại Thế giới

Thủ tướng đề nghị và hy vọng doanh nhân cả nước tự tin, chủ động tham gia chương trình “Hiến kế xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế”, có nhiều sáng kiến cho chương trình “Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam” cũng như tham gia chương trình “Năng suất Việt Nam” mà Đảng và Nhà nước đã chính thức phát động.

Chính phủ đã quan tâm đến doanh nghiệp, doanh nhân, nhưng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo để tạo thuận lợi hơn nữa, trong đó tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cơ bản tỷ giá đồng Việt Nam; giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra chồng chéo. Chính phủ bảo về quyền tài sản, quyền công dân của doanh nghiệp, không hình sự quá kinh tế, trừ trường hợp vi phạm phải xử lý.

Trước khi dự buổi lễ, Thủ tướng đã tiếp bà Lee Ju Song - Giám đốc Khu vực Châu Á – Phòng Thương mại Quốc tế và Liên đoàn các Phòng Thương mại Thế giới (ICC) cùng tham dự sự kiện này.

Theo VOV

Chủ đề DOANH NHÂN HÀ TĨNH

Đọc thêm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.