Thuế cá tra vào Mỹ gấp đôi giá xuất khẩu

Việt Nam có thể mất thị trường nếu Mỹ duy trì và áp dụng mức thuế chống bán phá giá 7,74 USD một kg.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra quyết định cuối cùng của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 (POR 13) thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam (giai đoạn 1/8/2015 đến 31/7/2016) với mức thuế cao kỷ lục.

thue ca tra vao my gap doi gia xuat khau

Cá tra vào Mỹ đang gặp khó.

Theo đó, hai bị đơn bắt buộc của Việt Nam trong đợt xem xét lần này là Cadovimex II Seafoods và Hoang Long Seafoods chịu mức thuế chống bán phá giá ở mức 7,74 USD một kg. Các doanh nghiệp còn lại chịu mức thuế 3,78 USD một kg. Đây là mức thuế chống bán phá giá áp cho cá tra Việt Nam cao nhất từ trước đến nay.

Lãnh đạo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, mức thuế chung 3,78 USD một kg gần tương đương với giá cá tra đang xuất khẩu vào Mỹ hiện tại. Và với mức 7,74 USD một kg sẽ cao gấp đôi giá xuất khẩu vào thị trường này, khiến doanh nghiệp Việt gặp khó trong thời gian tới.

Hiện VASEP và các doanh nghiệp đang làm việc với luật sư để phân tích kỹ các nguyên nhân dẫn đến việc DOC đưa ra mức thuế quá cao nói trên để có những phản ứng tiếp theo.

Cách đây hơn 6 tháng, DOC cũng đã áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ với cá tra Việt Nam ở POR13 là 2,39 USD một kg, cao gấp 3 lần so với POR12.

Việt Nam hiện có 62 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra sang Mỹ, nhưng thực tế có chưa tới 10 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và chỉ có 3 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn.

Theo VASEP, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,78 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2016. Năm qua, Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành thị trường chính nhập khẩu cá tra của Việt Nam với kim ngạch đạt 420 triệu USD, tăng 37% so với năm trước.

Theo Hồng Châu/VnExpress

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.