Tiêm vaccine rồi, F0 có gặp tình trạng COVID kéo dài?

Vẫn có khả năng người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine gặp phải tình trạng COVID kéo dài khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, nguy cơ này khá thấp. Vaccine góp phần bảo vệ khỏi người bệnh chuyển nặng và giảm đáng kể triệu chứng COVID kéo dài. Và sau đây là cách để bảo vệ bạn trước nguy cơ COVID kéo dài.

Gần 65% người dân Mỹ đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 , nước Mỹ bước vào một chương mới trong cuộc chiến với COVID-19. Quy định bắt buộc đeo khẩu trang đã được gỡ bỏ trên toàn quốc và các quy định giãn cách xã hội cũng đang được nới lỏng.

Như đã rõ ràng, đã tiêm vaccine rồi bạn vẫn có thể mắc COVID-19 do ổ dịch siêu lây nhiễm.

Gần đây hơn, vẫn có khả năng gặp tình trạng COVID kéo dài ở người đã tiêm phòng đủ 2 mũi (thậm chí đã tiêm liều tăng cường) nếu mắc COVID-19, tuy nhiên nguy cơ này giảm đáng kể.

1. Vaccine hiệu quả đáng kể ngăn ngừa COVID kéo dài

Cơ quan An ninh Y tế Anh: Những bệnh nhân COVID-19 đã tiêm đủ 2 liều vaccine ít gặp các triệu chứng COVID kéo dài. Kể cả trong trường hợp F0 gặp triệu chứng COVID kéo dài, thường là nhẹ và mau chóng qua.

“Dữ liệu cho thấy vaccine giảm đáng kể tình trạng COVID kéo dài nếu bạn gặp nhiễm trùng đột phá.”, TS. Linda Geng, giám đốc phòng khám hội chứng cấp tính hậu COVID-19 Standford, phó giáo sư y khoa, y tế cơ sở và dân số, Đại học Standford cho biết.

Tiêm vaccine rồi, F0 có gặp tình trạng COVID kéo dài?

Tiêm vaccine làm giảm đáng kể nguy cơ COVID kéo dài nếu chẳng may mắc COVID-19

Một đánh giá toàn diện do Cơ quan An ninh Y tế Anh, thu thập dữ liệu từ 15 nghiên cứu quốc tế khảo sát xem liệu tiêm phòng COVID-19 trước khi bị dương tính với COVID-19 có bảo vệ F0 khỏi các triệu chứng mệt mỏi, khó thở và sương mù não hay không.

Mặc dù nghiên cứu về vấn đề này đang được tiến hành và còn cần thêm nhiều nghiên cứu khác, bản đánh giá của Cơ quan An ninh Y tế Anh cho thấy những bệnh nhân COVID-19 đã tiêm đủ 2 liều vaccine ít gặp các triệu chứng COVID kéo dài. Kể cả trong trường hợp F0 gặp triệu chứng COVID kéo dài, thường là nhẹ và mau chóng qua.

Dữ liệu ở người đã tiêm phòng cho thấy vaccine thực sự có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng COVID kéo dài ở F0.

Đặc biệt, 6 trong số 8 nghiên cứu đánh giá hiệu quả vaccine trước khi nhiễm COVID-19 cho thấy ở những trường hợp đã tiêm phòng (1 hoặc 2 mũi) ít bị các triệu chứng COVID kéo dài kể cả về ngắn hạn (4 tuần sau nhiễm), trung hạn (12-20 tuần sau nhiễm) và dài hạn (6 tháng sau nhiễm), theo bản đánh giá của Cơ quan An ninh Y tế Anh.

2. Các triệu chứng COVID kéo dài thường gặp

COVID kéo dài, còn được gọi là các triệu chứng hậu COVID, điển hình thường bao gồm các triệu chứng COVID-19 kéo dài dai dẳng, thường là hàng tuần, hàng tháng, thậm chí nhiều năm. Các triệu chứng này thường bao gồm mệt mỏi, thở dốc và ho dai dẳng.

Nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Anh cũng cho thấy người trưởng thành (18-59 tuổi) đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ít bị các triệu chứng COVID kéo dài (28 ngày hoặc hơn) so với người chưa tiêm phòng ở cùng độ tuổi.

“Mặc dù có một tỷ lệ nhỏ người đã tiêm phòng rồi vẫn trải qua triệu chứng COVID kéo dài, phần lớn người mắc hội chứng COVID kéo dài chưa tiêm phòng vaccine”, chuyên gia y tế công cộng Bernadette Boden-Albala, Đại học California cho biết.

Thạc sỹ Y tế công cộng Bernadette Boden-Albala, giám đốc chương trình y tế công Irvine, Đại học California: Điều quan trọng cần nhớ rằng vaccine có hiệu lực tổng thể giảm lây nhiễm COVID-19 lẫn phòng ngừa triệu chứng COVID kéo dài.

Ngoài ra, các bản đánh giá nghiên cứu của Anh cũng chỉ ra những lợi ích đối với tiêm phòng vaccine COVID-19. Người tiêm đủ 2 mũi vaccine dù có bị triệu chứng COVID kéo dài thì cũng trong thời gian ngắn hơn. Ở F0 mắc COVID-19 rồi mới tiêm vaccine, triệu chứng COVID kéo dài cũng đỡ hơn.

Một nghiên cứu khác do Israel thực hiện cũng cho thấy F0 đã tiêm phòng ít bị các triệu chứng COVID kéo dài hơn so với người chưa tiêm phòng.

Nghiên cứu của Israel trên 951 người nhiễm COVID-19 và 2437 người chưa bị nhiễm. Ở người mắc COVID-19, 67% đã tiêm phòng (637 người). Kết quả cho thấy các F0 đã tiêm phòng 2 mũi ít gặp các triệu chứng điển hình của COVID kéo dài như mệt mỏi, đau đầu, người yếu mệt hay đau cơ.

Báo cáo của Israel cũng đưa ra kết luận rằng “ngoài giảm nguy cơ trở nặng khi mắc COVID-19, tiêm phòng vaccine còn bảo vệ bạn khỏi hội chứng COVID kéo dài”.

3. Yếu tố nguy cơ dẫn tới COVID kéo dài

Theo một bản báo cáo mới đây trên tập san y học Cell, có nhiều nhân tố có thể dự đoán F0 nào sẽ gặp COVID kéo dài hay không?

Phân tích liệt kê ra một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới hội chứng COVID kéo dài bao gồm:

- Sự hiện diện và nồng độ của kháng thể tự miễn (kháng thể của hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, thường gặp ở bệnh tự miễn).

- Virus Epstein-Barr ở trong máu.

- Tải lượng virus (lượng vật liệu gene virus SARS-CoV-2 ở trong máu).

- Tình trạng đái tháo đường tuýp 2.

4. Làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi COVID kéo dài?

Trong khi nhận thức rõ về tình trạng bệnh lý nền có thể tiên lượng về tình trạng COVID kéo dài, các chuyên gia tiếp tục chỉ ra rằng tiêm phòng là cách tốt nhất để trước hết chống lây nhiễm COVID-19, và do đó cũng ngăn ngừa COVID kéo dài.

“Cần thêm nhiều nghiên cứu trên những đối tượng dân số đa dạng khác nhau với phân tích về tác động lâu dài để hiệu rõ hơn về hiệu lực của vaccine đối với ngăn ngừa và giảm nhẹ COVID kéo dài.”, TS. Geng nói. “Vaccine ngoài giảm lây nhiễm COVID-19, thì cũng góp phần ngăn ngừa COVID kéo dài nếu như trước hết đã không nhiễm COVID-19”.

Chuyên gia Boden-Albala đưa ra lời khuyên những đối tượng phù hợp nên đi tiêm liều tăng cường vaccine COVID-19. Ngoài ra, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách cũng là cách phòng ngừa thích hợp để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19. Để bảo vệ bạn và những người xung quanh khỏi hội chứng COVID kéo dài, hãy tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 theo quy định.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?