Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động ứng phó với mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Mưa lớn đã làm một số khu vực trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị ngập, nhiều điểm sạt lở, các ngầm, tràn có nước lũ chảy xiết; nhiều hộ dân bị cô lập.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công điện số 07/CĐ-PCTT ngày 29/9 về việc chủ động ứng phó với mưa, lũ trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động ứng phó với mưa lũ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra tình hình mưa lũ ở xã Gia Phố, huyện Hương Khê sáng 29/9..

Công điện nêu rõ: Do ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ, sau chịu ảnh hưởng của rìa phía Bắc hoàn lưu bão số 4 kết hợp áp cao lục địa tăng cường yếu, từ 19h ngày 27/9 đến 13h ngày 29/9, khu vực Hà Tĩnh đã có mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được tại một số trạm thủy văn như sau: Hương Trạch 408 mm; Hương Khê 356 mm; Sơn Kim 321 mm; Hương Sơn 324 mm; Hòa Duyệt 281 mm.

Mực nước tại các trạm thủy văn lúc 13h ngày 29/9: trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ là 12,63m (> BĐ 2: 0,13m); tại Hòa Duyệt là 7,52m (xấp xỉ BĐ 1); trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm là 12,65m (

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động ứng phó với mưa lũ

Mưa gió đã làm tốc mái nhà ông Mai Văn Việt ở thôn Bình Phúc, xã Đan Trường (Nghi Xuân).

Thực hiện Công điện số 30/CĐ-QG hồi 14h ngày 29/9/2022 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị:

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thị xã theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, bằng mọi hình thức thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh. Tùy theo diễn biến thời tiết và mức độ ảnh hưởng, chủ động tổ chức sơ tán người dân ở các vùng có nguy cơ cao về ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Bằng mọi cách tiếp cận đến các hộ dân đang bị cô lập để nắm bắt thông tin, hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết cho Nhân dân khi cần thiết.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động ứng phó với mưa lũ

Tuyến đường liên thôn từ thôn Hà Cát đến thôn Vĩnh Yên, xã Đức Lạng (Đức Thọ) bị sạt lở nghiêm trọng.

Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Tuyên truyền để người dân không đánh bắt cá, vớt củi và các hoạt động khác ở khu vực nước lũ đang lên; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để người dân biết chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Các địa phương, đơn vị quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết, đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ xung yếu. Chủ động vận hành các công trình tiêu úng, bảo vệ sản xuất, khu công nghiệp và các khu vực đô thị, vùng trũng thấp.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động ứng phó với mưa lũ

Một số diện tích ngô ở xã Thọ Điền (Vũ Quang) bị đổ gãy.

Sở Giao thông vận tải có phương án cử lực lượng kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tổ chức canh gác, hướng dẫn giao thông tại các tuyến đường giao thông bị ngập, bến đò dọc, đò ngang, các ngầm qua sông suối để tránh xảy ra các trường hợp thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân do bất cẩn.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh theo dõi thường xuyên diễn biến tình hình mưa, lũ; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Tĩnh kịp thời đưa tin cho các địa phương, các ngành và Nhân dân được biết để chủ động phòng tránh có hiệu quả.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường cùng nhóm tác giả vừa giành giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh với đề tài: "Lò phân nhiệt sản xuất than sinh học và giấm gỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững". Hãy cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Tiến sĩ Trần Viết Cường, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh về đề tài này.
Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Nhiều năm qua, không ít hộ sản xuất bánh đa nem ở Hà Tĩnh vẫn duy trì việc phơi bánh bên lề đường, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Dù là kỳ nghỉ hè nhưng nhiều học sinh ở Hà Tĩnh vẫn phải tất bật tham gia các lớp học thêm. Nhiều em lịch học dày đặc không kém gì năm học chính khóa.
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).