TP Hà Tĩnh trang bị cách về phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

(Baohatinh.vn) - Hội nghị tập huấn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vai trò của cán bộ thú y thủy sản và chủ cơ sở nuôi tôm tại TP Hà Tĩnh trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

bqbht_br_img-9294.jpg

Sáng 28/2, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức tập huấn về công tác quan trắc cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2025.

Hiện nay, tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn thành phố là 445,7 ha (trong đó, tôm sú 62,5 ha, tôm thẻ 393,2 ha).

Các vùng nuôi trọng điểm như phường Thạch Trung, Thạch Hạ, Đồng Môn, xã Tượng Sơn, Thạch Trị, Hộ Độ,... Các cơ sở phần lớn đã được đầu tư nâng cấp hạ tầng nuôi, ứng dụng công nghệ lót bạt đáy, bơm cát đáy, sục khí đáy và ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất; hình thức nuôi đa dạng như nuôi công nghệ cao, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến; nuôi xen ghép các đối tượng như tôm, cua, cá, nuôi xen canh với lúa để nâng cao giá trị sản xuất.

bqbht_br_img-9313.jpg
Các hộ nuôi tôm tham gia lớp tập huấn.

Tuy nhiên, qua nắm bắt, nhiều hộ nuôi tôm hiện nay vẫn chưa ý thức được các quy trình phòng, chống dịch bệnh. Khi phát hiện tôm mắc bệnh thường không báo ngay cho cơ quan có chức năng để có hướng khắc phục, mà tự xử lý theo kinh nghiệm.

Tại hội nghị tập huấn, gần 80 cán bộ thú y thủy sản và chủ cơ sở nuôi tôm tại các phường, xã: Đồng Môn, Thạch Hưng, Thạch Hạ, Thạch Trung, Đại Nài, Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Hội, Thạch Lạc, Thạch Trị, Tượng Sơn, Hộ Độ đã được đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh thông tin một số quy định về nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật như: quy định về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân và đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; các quy định về công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản...

bqbht_br_img-9349.jpg
Đại diện Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh hướng dẫn các biện pháp phòng chống những loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm.

Ngoài ra, cán bộ chuyên môn cũng đã tập trung hướng dẫn các biện pháp phòng, chống những loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi hiện nay như: bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đốm trắng do vi – rút, bệnh vi bào tử trùng, bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm,... nhằm góp phần đảm bảo vụ nuôi tôm xuân - hè 2025 thắng lợi.

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình thực hiện phòng, chống dịch bệnh trên tôm tại cơ sở nuôi trồng.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),