Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ, doanh nghiệp Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Nâng cao kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ, doanh nghiệp Hương Sơn

Các đại biểu tham dự lớp tập huấn

Sáng 24/5, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyên thông Hà Tĩnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Hương Sơn tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền, phố biến, nâng cao nhận thức về phát triển công nghệ số, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Hương Sơn.

Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ, doanh nghiệp Hương Sơn

Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Hà Tĩnh Phan Anh Tú khai mạc lớp tập huấn

Trong thời gian 1 buổi, hơn 60 học viên là chủ tịch, phó chủ tịch hội nông dân 25 xã, thị trấn và đại diện các chi hội nghề nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Hương Sơn đã được các chuyên gia, Giám đốc Công ty giải pháp thời tiết Việt Nam giới thiệu tổng quan về các nền tảng công nghệ số phục vụ quản lý, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh...

Đại biểu còn được hướng dẫn áp dụng các phần mềm truy xuất nguồn gốc để đưa sản phẩm vào thị trường số; những cơ chế, chính sách của nhà nước, xu hướng phát triển về chuyển đổi số trong nông nghiệp; những lợi ích của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế, xã hội

Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ, doanh nghiệp Hương Sơn

Giám đốc Công ty Giải pháp thời tiết Việt Nam Nguyễn Ngọc Quang giới thiệu về các nền tảng công nghệ số

Việc tập huấn nâng cao kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số sẽ giúp các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Hương Sơn đẩy mạnh thương mại qua nền tảng số, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử thông qua phương thức, kỹ năng livestream bán hàng trên nền tảng trực tuyến hoặc các ứng dụng, góp phần nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.