Trẻ em đuối nước - đến hè lại lo!

(Baohatinh.vn) - Mặc dù, các sở, ban, ngành, nhà trường và gia đình đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh đuối nước ở trẻ, nhưng cứ vào hè, nỗi lo tai nạn đuối nước vẫn luôn thường trực.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, năm 2016, có 32 vụ tai nạn đuối nước xảy ra đối với trẻ em. Con số này năm 2014 là 41 vụ và năm 2015 là 27 vụ. Mỗi năm một con số thương tâm và nỗi lo vẫn luôn ám ảnh những người có trách nhiệm.

tre em duoi nuoc den he lai lo

Trẻ cần được trang bị kỹ năng bơi lội và những kiến thức cơ bản về phòng tránh tai nạn đuối nước.

Mới đây nhất, ngày 15/4, em Nguyễn Quốc Tuấn (SN 2002, học sinh lớp 9A, Trường THCS Gia Phố, Hương Khê) trong lúc đi bắt cua đã bị trượt chân xuống hồ nước, tử vong. Trước đó, ngày 9/4, tại vùng biển Cửa Lò (Nghệ An), 2 học sinh trong lúc đi chụp ảnh kỷ yếu với lớp không may bị sóng đánh chìm và cuốn trôi; ngày 4/4, em Nguyễn Đại Lượng (học sinh lớp 11A8 Trường THPT Cẩm Xuyên) rủ bạn đi câu cá, tắm sông bị đuối nước.

Các vụ tai nạn thương tâm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh trong việc quản lý, giáo dục kỹ năng tự phòng vệ cho con em mình. Dù chưa vào hè nhưng đây là thời điểm mà nguy cơ đuối nước đối với học sinh cao nhất. Thời tiết giao mùa, trời nắng nóng, trong khi cuối học kỳ, áp lực bài vở giảm nên các em có nhu cầu tắm sông suối, hồ. Hơn nữa, mới đầu mùa hè nên phụ huynh còn có tâm lý chủ quan, không nhắc nhở, kiểm soát chặt chẽ, để con em trốn đi bơi tại những nơi không đảm bảo an toàn.

Hiện nay, các cơ quan, ban, ngành liên quan đã có kế hoạch phối hợp triển khai công tác quản lý hoạt động bơi và phát triển phong trào học bơi, nhằm từng bước giảm thiểu tai nạn đuối nước cho trẻ. Chị Trần Thị Hải Việt – Trưởng ban Thanh thiếu niên và Trường học - Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cho biết: “Hằng năm, Tỉnh đoàn đều có kế hoạch phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT, Sở VH-TT&DL trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Với nhiều hình thức như: in ấn tờ rơi, treo pa-nô, áp phích, xây dựng video hướng dẫn đảm bảo an toàn ở môi trường nước; tập huấn kỹ năng cứu nạn cho giáo viên thể dục và học sinh…, các đơn vị đang nỗ lực giảm thiểu những vụ tai nạn thương tâm, để các em có một mùa hè bổ ích, an toàn. Sau mùa lũ 2016, chúng tôi đã xin tài trợ 20 bể bơi di động từ Tập đoàn Vingroup để trang bị cho một số trường tiểu học. Hiện hai bên đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cần thiết theo quy định và dự kiến tiến hành lắp đặt, đưa vào sử dụng trong tháng 6 tới”.

Các đơn vị kinh doanh, hoạt động bơi lội cũng đã bắt đầu những kế hoạch đảm bảo an toàn cho mùa bơi mới. Ông Hoàng Văn Quế - Phó Giám đốc Trung tâm TDTT tỉnh cho biết: “Như thường lệ, đầu tháng 5, chúng tôi sẽ mở cửa bể bơi để phục vụ nhu cầu của học sinh và người dân thành phố. Hiện trung tâm đang tiến hành vệ sinh bể, mua mới thiết bị hỗ trợ an toàn bơi, tập huấn nâng cao kỹ năng cứu hộ, sơ cứu cho nhân viên… để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia hoạt động bơi, đặc biệt là trẻ em”.

Mặc dù, các đơn vị đã vào cuộc nhưng điều cần nhất vẫn là sự quan tâm, nhắc nhở thường xuyên từ phía gia đình. Việc dạy bơi và học bơi là cả một quá trình, không phải việc ngày một ngày hai, trong khi tai nạn đuối nước luôn rình rập. Phòng tránh đuối nước không chỉ nằm ở việc học bơi, biết bơi mà điều quan trọng hơn là các em cần được người lớn chỉ dẫn vui chơi ở đâu, chơi như thế nào để đảm bảo an toàn. Trước các mối nguy, phụ huynh thường cấm đoán trẻ nhưng quên mất rằng, không thể kiểm soát con mọi lúc, mọi nơi, bởi vậy, việc giải thích, hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng tự phòng vệ để con nhận thức được nơi nào nguy hiểm cần tránh xa là vô cùng cần thiết.

Chị Trần Thị Hải Việt chia sẻ thêm: “Để phòng đuối nước cho trẻ em, rất cần sự phối hợp chặt chẽ từ phía giáo viên, phụ huynh. Giáo viên cần tăng cường nhắc nhở, quán triệt học sinh trong các buổi sinh hoạt lớp, đoàn, đội; lưu ý phụ huynh quan tâm đến con, tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc”.

Dù đã được nói đến rất nhiều, nhưng việc nâng cao ý thức, trang bị kỹ năng phòng tránh đuối nước cho trẻ em nói riêng, cộng đồng nói chung vẫn chưa bao giờ thừa. Những nỗ lực của người lớn sẽ góp phần lớn mang lại một mùa hè vui khỏe, bổ ích, an toàn cho trẻ.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.