Trồng cây xanh "được chăng hay chớ": Chết nhiều hơn sống!

(Baohatinh.vn) - Những năm gần đây, phong trào trồng cây xanh ở các trục đường giao thông được các địa phương, cơ quan, đơn vị ở Hà Tĩnh hưởng ứng tích cực. Tuy nhiên, nhiều nơi trồng vị trí không phù hợp, không được chăm sóc dẫn tới cây chết khá nhiều hoặc kém phát triển...

Trồng cây xanh “được chăng hay chớ”: Chết nhiều hơn sống!

Do không được chăm sóc cẩn thận, bảo vệ chu đáo nên nhiều cây bóng mát hai bên đường vào thôn Vĩnh Xương, xã Tùng Lộc (Can Lộc) đã bị chết

Thực tế cho thấy, hầu như mùa xuân năm nào, các địa phương, cơ quan, đơn vị cũng tổ chức ra quân Tết trồng cây, với lượng người tham gia khá đông, số lượng cây trồng lớn.

Tuy nhiên, không phải ai tham gia cũng biết trồng cây đúng cách, đúng quy trình để cây phát triển tốt. Thậm chí có những người chỉ đơn thuần đào hố, lấp gốc là xong. Cây trồng cũng không được chăm sóc, tưới nước đầy đủ, che chắn cẩn thận nên dẫn đến tình trạng bị chết nhiều, hoặc cằn cỗi không phát triển.

Trồng cây xanh “được chăng hay chớ”: Chết nhiều hơn sống!

Hàng cây xà cừ mới được trồng hơn 1 năm trên đường vào trung tâm xã Thiên Lộc (Can Lộc) nhưng đã vường vào đường điện nên có nguy cơ sớm bị chặt bỏ, di dời cây hoặc phải đầu tư lại đường điện.

Ở nhiều nơi người dân trồng các loại cây thân gỗ nhanh lớn như sáo đen, xà cừ... dưới các tuyến đường điện, các công trình kiên cố. Do đó, chỉ 1-2 năm là phải chặt ngọn hoặc di dời để trả lại hành lang lưới điện và đảm bảo an toàn cho các công trình...

Trồng cây xanh “được chăng hay chớ”: Chết nhiều hơn sống!

Hàng cây mới được người dân thôn 7, xã Đức Bồng (Vũ Quang) trồng dưới vùng ruộng thấp nên thường xuyên bị ngập gốc, có nguy cơ chết úng hoặc phát triển không như mong đợi...

Đặc biệt, do nền, lề đường các tuyến đường giao thông nông thôn chưa thực sự rộng nên ở nhiều thôn xóm đã trồng cây xanh, cây bóng mát, làm bu, xây bồn sát với mặt đường cứng nên mặt đường bị thu hẹp, gây ảnh hưởng đến giao thông và an toàn cho người qua lại. Để khắc phục tình trạng này, một số nơi đã trồng cây xuống bờ ruộng, bờ mương, nhưng điều này lại gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây xanh, nhất là các vùng thấp lụt, thường xuyên bị ngập úng.

Vì vậy, ngoài việc lựa chọn giống cây phù hợp thì khi trồng cây xanh phải chú ý đến cách trồng, vị trí trồng. Trồng xong rồi phải giao cho từng tổ chức đoàn thể, từng hộ gia đình, cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ, chăm sóc, tránh tình trạng được chăng hay chớ, trồng cho xong trách nhiệm để rồi mất công, tốn tiền, cây chết...

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.